Đông Y và Tây Y, câu chuyện muôn thuở của các vị cao nhân trị bệnh. Đây là 2 hình thức chữa trị bệnh phổ biến nhất mà thế giới đang dùng. Tuy nhiên, bạn hay bất kỳ ai cũng vậy… Cũng luôn phân vân và lưỡng lự khi lựa chọn phương thức chữa trị cho mình.
Bài viết dưới đây, chúng tôi đã khai thác rất sâu dưới con mắt của một chuyên gia lâu năm trong nghề Y. Chúng tôi sẽ trả lời cho bạn những thắc mắc cần biết về 2 loại thuốc này.
Nguồn gốc chữa bệnh của Đông Y và Tây Y
Trước hết, Đông y và Tây y được xây dựng trên nền tảng của những triết thuyết không giống nhau. Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu thực thể, mà xuất phát từ các chức năng. Ngược lại, Tây y dựa trên từng cá thể con người và chuyên chữa bệnh có tính khẩn cấp, nguy hiểm cao.
Thuốc Đông Y
Đối với một thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu thực thể không quan trọng bằng các chức năng. Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình”->nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”, … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.
Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.

Thuốc Tây Y
Thầy thuốc phương Tây thường tiếp cận vấn đề theo phương pháp “phân tích hoàn nguyên”. Cách chữa trị của Tây y có tính đối kháng hết sức rõ ràng.
Thuốc Tây – tức thuốc hóa dược hay tân dược, phần lớn là những thứ có tính “đối kháng“, tác dụng chủ yếu là “hủy diệt” như “diệt nấm”, “sát khuẩn”, “kháng viêm”, “chống xơ vữa”, “tiêu trừ u bướu” … Phát minh thuốc kháng sinh là thành công rực rỡ của nền y học Tây Y. Nhờ nó hàng loạt bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như thương hàn, dịch tả, dịch hạch, viêm não…
Tuy nhiên hiện nay, đối với những loại vi khuẩn kháng thuốc hay những bệnh do vi-rút, bệnh tâm thân, rối loạn chuyển hóa, … phương thức đối kháng của Tây y đang gặp phải những trở lực rất khó vượt qua. Nhưng dù sao, Tây Y với sức khỏe ngày nay là bài thuốc không thể thiếu.

8 loại bệnh chữa bằng Đông Y tốt hơn Tây Y
Bệnh không… tìm ra
Rất nhiều người tự cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không thoải mái, hay xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu chóng mặt, mất sức, mệt mỏi, tim đập nhanh, mồ hôi trộm, mất ngủ, táo bón, đi ngoài… nhưng sau khi xét nghiệm, chụp phim kiểm tra xong thì không phát hiện bệnh gì với các bộ phận trong cơ thể. Lúc này, khám đông y là thích hợp vì đây là dạng bệnh chức năng.
Bệnh viêm nhiễm
Các chứng cảm cúm, viêm gan vi-rút… thì dùng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn gây hại. Lúc này, để thấy hiệu quả rõ rệt nhất là dùng phương pháp đông y.

Bệnh phụ khoa
Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết, tuyến sữa tăng sinh vv . đông y dùng phương pháp điều trị khỏe tỳ bổ thận, điều hòa khí huyết, thông thường thuốc đều có thể giúp diệt trừ bệnh tận gốc.
Trẻ em mắc bệnh
Trẻ nhỏ thường không mô tả được bệnh tình, lúc này bác sỹ đông y dùng Phương pháp nhìn, ngửi, nghe và cùng với 1 số phương pháp hiện đại như siêu âm, chiếu chụp… có thể chuẩn đoán chính xác bệnh tật và cho đúng thuốc đúng bệnh.
Đối với các bệnh ở trẻ em như tiêu hóa không tốt, hen suyễn, đái dắt, chán ăn thì hiệu quả trị liệu của đông y là rõ rệt nhất.
Bệnh mãn tính và bệnh người già
Đông y chú trọng quan niệm hoàn chỉnh, đồng bộ, đối với chữa trị và phục hồi các bệnh về hệ thống tiêu hóa mãn tính, bệnh về hệ thống hô hấp và bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường và bệnh người già đều có hiệu quả khá tốt.

Các chứng bệnh nan y
Đông y chữa trị khối u là nâng cao khả năng phòng chống bệnh và khả năng phục hồi cho cơ thể một cách đồng bộ, giảm bớt đau nhức do bệnh gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sinh tồn, giảm bớt được tác dụng phụ của hóa trị, bức xạ, tăng cường hiệu quả trị liệu. Ngoài ra, đối với các bệnh khó chữa như liệt dương, rụng tóc, mặt tê liệt…khám đông y cũng sẽ đem lại hiệu quả “ không ngờ tới”.
Người bị bệnh dị ứng với thuốc Tây
Đối với những người bệnh hay bị dị ứng với thuốc Tây thì dùng thuốc Đông Y chữa trị có ưu thế rõ rệt.
Bệnh nặng vừa hồi phục
Sau khi bị bệnh nặng, người bệnh thường mệt mỏi, mất sức, biếng ăn, tiêu hóa không tốt, ra nhiều mồ hôi, cơ thể yếu….Lúc này, dùng thuốc đông y trị liệu có thể làm cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Kết hợp thuốc Đông y và Tây y như thế nào?
Theo nghiên cứu và thực tế chứng minh, việc kết hợp sử dụng thuốc đông y và tây y hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả của thuốc và giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu không phối hợp đúng cách thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng và các tai biến không mong muốn.
Khi sử dụng thuốc tây theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ, bạn có thể phối hợp với các loại thuốc đông y phù hợp. Thường thì mỗi loại thuốc đều có thời gian uống khác nhau, với các loại thuốc hợp nhau thì bạn nên tuân thủ lịch trình uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc người hướng dẫn.

Còn với các loại thuốc không được sử dụng cùng lúc, bạn nên ngừng sử dụng một loại cho đến khi đã dùng hết loại kia thì hãy quay lại và dùng tiếp. Hoặc bạn nên sắp xếp cho thời gian sử dụng hai loại thuốc đông y và tây y này cách xa nhau để đảm bảo an toàn.
Khi kết hợp dùng thuốc Đông Y và Tây Y, nên lưu ý
Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. Ví dụ, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của Tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên… vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.
Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu.
Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ… vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn.
3 lý do nên ưu tiên dùng thuốc Đông Y cho những bệnh mãn tính
Lý do 1: Thuốc Đông y điều trị hiệu quả căn bệnh, an toàn với người sử dụng
Những bài thuốc Đông y có lịch sử trị bệnh rất lâu đời, là những kinh nghiệm chữa trị của những người thầy thuốc đúc kết và lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử do đó các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều sẽ bị đào thải.
Các vị thuốc Đông y có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên chính là lý do chủ yếu khiến nhiều người tin tưởng sử dụng. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc.

Lý do 2: Đông y chú trọng nâng cao sức khỏe người bệnh
Đây là ưu điểm vượt trội của Đông y so với Tây y. Phương châm cơ bản của Đông y trong chữa bệnh là “lưu nhân trị bệnh”->nghĩa là trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh.
Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái “cân bằng chỉnh thể” hướng tới một cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh. Quá trình điều trị bằng thuốc Đông y có thể lâu, nhưng kết quả bạn đạt được là một cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
Lý do 3: Dược liệu có sẵn trong tự nhiên
Các loại thảo dược dùng làm thuốc đều có sẵn trong tự nhiên, với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam thì nguồn thảo dược thực sự rất phong phú. Các loại thảo dược quý như: Nhân sâm, linh chi, lộc nhung, nấm lim xanh, ba kích,… được nhiều người biết đến và sử dụng.
Như vậy, mỗi nền văn hóa đều có bản sắc riêng. Mỗi nền y học – Đông y hay Tây y đều có những ưu thế, sở trường, cũng như sở đoản. Từ khi Tây y du nhập vào nước ta đã hình thành tình thế Đông y và Tây y song song tồn tại. Trong điều kiện đó, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp về phương diện học thuật và phạm vi ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết thì kết hợp, đoàn kết Đông y và Tây y là phương châm hợp tình và hợp lý hơn cả.

Trên đây là những thông tin bổ ích chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Một thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn đọc đó chính là “trị bệnh từ căn nguyên, hãy tìm hiểu nguyên nhân bệnh và xuất phát điểm từ đó để phòng tránh nguy cơ về sau“.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại cho chúng tôi dưới comment bài viết này.
Và…
Bạn sẽ không tiếc một lượt Like& Chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết chứ?