Thời hiện đại, bệnh tật luôn là từ vựng luôn được gắn liền nhiều nhất. Một trong những căn bệnh phổ biến nhất đó chính là bệnh Gout, căn bệnh khiến người người, nhà nhà đau đớn, quằn quại hàng đêm nhưng không được bồi dưỡng, ăn uống món mình thích.
Theo thống kê từ WHO, có khoảng 4% dân số thế giới đang mắc bệnh gout. Nếu trước đây Gout chỉ được cho là bệnh của nhà giàu thì ngày nay thời thế đã thay đổi, Gout đang dần trẻ hóa và len lỏi vào từng gia đình, từng địa phương nông thôn.
Vậy cụ thể chúng ta cần tìm hiểu những gì về căn bệnh này? Cần làm gì để phòng tránh? Nếu mắc bệnh rồi nên chữa trị thế nào, chú ý những gì?…. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
I. Gout là gì? Một vài con số đáng nói về Gout
Bệnh Gút hay còn gọi là bệnh Gout hoặc An Thống Phong, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.
Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.
Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, tuy nhiên Gout vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.
Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1978 đến 1989, viêm khớp do gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp.
Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 – 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout… ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
II. Nguyên nhân của bệnh Gout
Nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta bị Gout đó là những trục trặc về gen.
5 loại gen liên quan đến Gout gồm: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.
Sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu được xác nhận là nguyên nhân chính tạo nên các cơn gút. Tuy nhiên, hội chứng tăng Acid uric và bệnh gút là hai vấn đề cần phần biệt, cho dù có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Các phân tử axit uric trong máu bình thường sẽ vô lợi vô hại và được đào thải qua bài tiết nhưng khi ở nồng độ lớn (trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 380 μmol/L ở nữ giới) chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp vô cùng đau đớn cho người bệnh.
Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Purin cũng được hấp thụ khá nhiều từ thức ăn hàng ngày như gan, các loại đậu thậm chí rà rau củ quả cũng có chứa hàm lượng purin nhất định.
Nồng độ Acid uric trong máu cao gây ra triệu chứng bệnh gút chủ yếu do ba nguyên nhân: tăng bẩm sinh, gút nguyên phát và gút thứ phát.
Tăng bẩm sinh: do cơ thể người bệnh bị thiếu men HGPT ngay từ khi còn nhỏ bởi vậy lượng acid uric không ổn định sẵn. Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng khi gặp thì bệnh lại rất nặng, rất khó phát hiện và rất khó chữa.
Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân gắn liền với yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.
Nguyên nhân thứ phát: Là yếu tố bên ngoài, vì lý do nào đó mà người bệnh khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh. Sự tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, cá hay thói quen uống rượu bia không kiểm soát là những tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao và cũng là vấn đề phức tạp trong quá trình điều trị các triệu chứng bệnh gút. Đây là nguyên nhân chính khởi phát lên các cơn đau gút trong xã hội ngày nay.
Ngoài vấn đề ăn uống hàng ngày thì các bệnh lý về huyết học như đa hồng cầu, kinh thể tủy, sarcom hạch, đau tủy xương đều tăng cường thoái giáng lượng purin nội sinh từ đó phá hủy nhiều tế bảo, các mô khớp hay vấn đề thừa cân, môi trường sống bị nhiễm chì, từng cấy ghép bộ phận, sử dùng thuốc lợi tiểu hoặc vitamin niacin khiến purin khó phân hủy cũng là điều kiện thuận lợi để gút phát triển.
III. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gút
Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu.
- Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…
- Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.
- Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.
- Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.
Bệnh xuất hiện do tăng acid uric máu sau một số bệnh khác được gọi là bệnh gout thứ phát. Acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.
Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh Gout sẽ phát triển rất nhanh và hình thành dễ dàng nếu bạn không có lối sống khoa học, ăn uống hợp lý và chuẩn bị kiến thức kỹ càng về sức khỏe. Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, nguyên nhân là do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).
Và….
Thật đáng buồn nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh Gout mà chúng tôi sắp nêu ra ở phần ngay dưới đây.
IV. Dấu hiệu cảnh báo bệnh Gout
Khi tinh thể muối urat tích tụ tại các ổ khớp, do các tinh thể này CÓ HÌNH SẮC NHỌN nên đâm vào các ổ khớp gây tổn thương khớp. Các khớp xương bị tổn thương nên sưng lên, đỏ và đau.
Người bị bệnh Gout thường phải đối mặt với những cơn đau nghiêm trọng, chúng thường xuất hiện ở các khớp, từ khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, khớp gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay. Kèm theo các cơn đau là những biểu hiện như sưng đỏ, xung huyết, nóng đỏ…
Những triệu chứng cơ bản nhất bạn có thể nhận biết được ở một người bị Gout bao gồm:
- Khó vận động: Chính vì tác động của các tinh thể muối urat có khối hình sắc nhọn nên người bệnh rất đau tại các khớp. Vì đau nên bất cứ hoạt động nào cũng khiến cho bệnh nhân phải dè chừng, khó chịu hơn.
- Sưng, viêm đỏ: Tình trạng khớp bị sưng đau, tấy đỏ kèm các cơn đau có lẽ đã quá quen thuộc với bệnh nhân bị gout.
- Biến dạng xương, hình thành cục Tophi do tinh thể Urate lắng đọng trong mô mềm: Đây là triệu chứng xuất hiện ở các bệnh nhân có tốc độ tiến triển bệnh nhanh và trở thành mạn tính. Nếu không có biện pháp khắc phục, bệnh nhân lúc này sẽ mất khả năng vận động.
V. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh Gout
Thông thường bệnh nhân Gout hay được chẩn đoán bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Cách này rất đơn giản và hiệu quả bởi tinh thể muối nếu nhìn dưới kính hiển vi sẽ thấy từng góc cạnh rõ ràng.
Với bệnh nhân xuất hiện cơn gút cấp, nếu uống Colchicine sau vài giờ thấy cơn đau giảm rõ rệt thì đó chính xác là Gout.
Khi bị gout cấp, bệnh nhân có nồng độ Acid uric bất thường chứ không nhất thiết tăng cao. Vì vậy, bạn không thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Nhưng theo dõi nồng độc acid uric máu để xem nồng độ Urat có giảm không là cách tốt để xem xét hiệu quả điều trị bệnh.
VI. Biến chứng bệnh Gout
Hạt Tophi xuất hiện
Hạt tophi xuất hiện là một trong những tiêu chí cho thấy người bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối của bệnh gút. Bệnh nhân gút thường quan tâm nhiều hơn đến sự đau đớn do các cơn gút cấp gây ra mà ít khi nghĩ đến những hạt tophi nhỏ đang bắt đầu hình thành.
Hạt tophi thường lớn dần và phát triển gần nhau tạo thành từng cụm khối u lớn. Các khối u này không gây đau đớn cho đến khi nó vỡ ra, chảy dịch axit uric gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Hạt tophi còn phá hủy các khớp xương, làm tổn hại các cơ quan khác. Hạt tophi có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu xuất hiện ở trong tim, tophi có thể khiến cho người bệnh tử vong.
Hình thải sỏi urat ở thận
Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.
Suy thận mạn: Làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.
Biến chứng khi lạm dụng chống viêm, giảm đau
Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Biến chứng do dùng colchicin
Tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều. Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…): bệnh nhân bị gút thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gút.
Biến chứng do bị dị ứng thuốc như allopurinol, kháng sinh
Dị ứng thuốc và lạm dụng thuốc đều là những biểu hiện không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác như thận, gan, dạ dày…
Ngoài top 5 biến chứng bệnh gút kể trên thì còn các biến chứng bệnh gout do dùng corticoid: đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng. Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch… bán với giá cao.
VII. Cách phòng tránh bệnh Gout
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Gout. Ăn nhiều đồ đạm, sử dụng rượu bia, lười vận động… là nguyên nhân chính làm số lượng bệnh nhân gout gia tăng và biến chứng nặng hơn. Một vài lời khuyên cho bạn khi ăn uống như sau:
- Bổ sung nước để đảm bảo cơ thể có thể thải acid uric và hạn chế ion hóa, sư kết tủa của muối urat
- Sử dụng thực phẩm ít purin bằng cách tránh các loại rau quả như măng, mầm giá đỗ, đậu hà lan… Và ăn nhiều rau lợi tiểu như bắp cải, cải xanh..
- Giảm cân: Duy trì cân nặng giúp giảm áp lực lên khớp, đĩa sụn đang tổn thương
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ (dê, trâu, bò…); thịt trắng (gia cầm như gà, ngan, ngỗng, vịt…); hải sản; đồ cay nóng
- Không uống rượu bia, đồ uống có ga vì đây là những loại có hàm lượng purin cao, làm cơ thể mất nước và tăng acid lactic máu, làm chậm quá trình lọc thải acid uric và gây tổn thương gan, tụy.
Có lối sống lành mạnh
- Tránh làm việc quá căng thẳng
- Không nên thức quá khuya
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, café
- Ngủ và thức dậy đúng giờ
- Tắm giặt, vệ sinh sạch sẽ để khí huyết lưu thông
Lựa chọn phương pháp luyện tập cơ thể hàng ngày
Hoạt động giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, vì thế bạn nên duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày như tham gia các câu lạc bộ, tập gym, tập yoga, thể dục nhẹ nhàng, đi bộ…
Bài tập nào giúp máu lưu thông tốt giúp thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải acid uric, tăng cường trao đổi chất và khớp tiết ra nhiều dịch để bôi trơn làm giảm sưng đau hiêu quả.
Kiểm soát các dấu hiệu của cơ thể
Thỉnh thoảng hãy dành ra chút thời gian quan sát kỹ xem cơ thể bạn có gì khác lạ không, xem có những dấu hiệu bất thường như tấy đỏ, nóng rát ở khớp không… đặc biệt là sau các cuộc nhậu nhẹt, rượu bia. Nếu có hãy kiểm tra sớm nhất tại cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp.
VIII. Cách điều trị cho bệnh nhân bệnh Gout
Khi đã bị Gout, sớm hay muộn bạn đều phải đối mặt với những cơn đau, kể cả là khi có dùng thuốc. Vì vậy, điều trị Gout luôn đặt lên mục tiêu là làm loãng các cơn đau, giảm cơn đau, ngăn ngừa sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da.
Nếu sử dụng thuốc chất lượng, bạn sẽ giảm được các cơn khó chịu và giảm độ phân hủy lâu đài ở khớp xương.
Có 2 cách điều trị Gout thông dụng bao gồm:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Với bệnh nhân bị Gout cấp, thuốc tốt là có thể chống viêm không có Steroid (NSAID). Người bệnh có thể sử dụng colchicine dùng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhưng thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ. Nếu các cơn Gout cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, bệnh nhân cần được can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Nếu là bệnh nhân mạn tính mà không được chữa trị cẩn thận, sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như suy thận, suy gan, phù nề…
Điều trị Gout bằng thuốc Đông y
Người ta có thể sử dụng một vài loại thảo dược thiên nhiên để giảm lượng axit uric trong cơ thể như: Quả anh đào, Cây móng quỷ, Cỏ đinh lăng, Giấm táo, Bồ công anh….
Tuy nhiên, những loại thảo dược này chỉ rõ tác dụng với một vài bệnh nhân nhất định, hoặc không có tác dụng rõ rệt, cơn đau vẫn còn kéo dài.
Giải pháp hiện nay có rất nhiều, các loại thuốc điều trị Gout vẫn được quảng cáo hàng ngày với lời lẽ vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm hiểu kỹ và không có gì để tin tưởng thì tốt nhất đừng vội mừng, thậm chí khi dùng thuốc nhiều người còn có chuyển biến bệnh xấu hơn.
Với An Thống Phong thì khác, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình từng cách sử dụng, cách hoạt động của thuốc khi vào cơ thể… Tất cả đều được Đông y Bảo Long điều chế và tuân thủ nghiêm ngặt mọi công đoạn. Thuốc là thuốc đông y nên rất đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả điều trị.
Hãy gọi cho chúng tôi ngay khi phát hiện mình bị Gout nhé!