Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh vô cùng nguy hiểm với những ai mắc phải,khi bệnh nhân đã mắc tiểu đường đến giai đoạn này thì tình trạng bệnh đã vô cùng nguy hiểm và nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 LÀ GÌ?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) là loại bệnh tiểu đường trong đó lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và các loại khác (tính đến tháng 3 năm 2018). Trong số đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh phổ biến nhất và chiếm hơn 90% trong bệnh tiểu đường nói chung. Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động hoặc do tình trạng béo phì và còn do các yếu tố môi trường.
Nguyên nhân của bệnh:
Trong bệnh tiểu đường loại 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.
+ Yếu tố di truyền:
Đó là gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy và người ta nói rằng khi những bất thường về gen di truyền này chồng lên nhau, bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng khởi phát hơn.
+ Yếu tố môi trường:
Yếu tố môi trường là sự gia tăng lượng hấp thụ chất béo do béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống theo phong cách Tây u. Ngoài ra còn liên quan đến chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng và thói quen ăn uống không lành mạnh
Trong những năm gần đây, người ta đã chỉ ra rằng việc thiếu lượng hấp thụ chất xơ và magie do sự thay đổi chế độ ăn uống sau chiến tranh (như giảm mạnh lượng hấp thụ lúa mạch và ngũ cốc) có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Triệu chứng:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hầu như không có triệu chứng rõ ràng và bệnh nhân cũng không nhận biết được bệnh. Khi bệnh chuyển biến xấu đi và bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng đường huyết ketosis và nhiễm toan ceton, sẽ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều nước, đa niệu, cảm giác mệt mỏi và sụt giảm cân nặng…
+ Đa niệu
Khi lượng đường huyết cao, cơ thể sẽ đào thải bớt đường qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu, khiến khối lượng nước tiểu tăng lên. Đây là lý do làm cho người bệnh thường xuyên đi tiểu.
+ Khát nước:
Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
+ Cảm thấy kiệt sức
Tiểu đường tuýp 2 là gì 3
Cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
+ Da khô và ngứa
+ Cảm giác của chân tay bị giảm, thỉnh thoảng thấy hơi nhói đau
+ Hay bị nhiễm trùng
+ Đi tiểu nhiều lần
+ Mờ mắt
+ Có vấn đề về chức năng tình dục
Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường loại 2 gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tình dục
+ Khó lành sẹo hay các vết bầm
+ Hay có các cảm giác rất đói hoặc rất khát
Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Các biến chứng bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
Biến chứng cấp tính
Nhiễm toan ceton
Huyết áp hạ, nhịp tim nhanh.
Có thể hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hạ đường huyết: do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc do uống thuốc hạ đường huyết lúc đói hoặc bỏ bữa.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng tim mạch
Biến chứng thận
Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Bệnh thần kinh
Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.
Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác.
Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Biến chứng về thị giác
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chế độ kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 giúp ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.
Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.
Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.
Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%..
Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).
Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.
Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.
Bỏ rượu, bia, thuốc lá…
Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2
Bệnh béo phì là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dưới đây là chế độ ăn trong ngày mà người bị tiểu đường cần phải thực hiện đầy đủ.
+ Ăn 5 bữa ăn một ngày
Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa trong ngày, bao gồm bữa ăn sáng, ăn nhẹ, ăn trưa, ăn nhẹ và ăn tối. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân.
+ Ăn bữa ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng rất cần thiết cho người bị tiểu đường. Ăn bữa sáng đầy đủ là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Bữa ăn bao gồm đúng lượng chất béo, ngũ cốc nguyên chất và chất xơ.
+Bữa trưa nhiều rau xanh
Nên tự chuẩn bị bữa ăn trưa, tránh ăn thực phẩm bên ngoài. Hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Nên ăn trứng luộc, nhiều rau và protein nạc, tránh khoai tây chiên.
+ Bữa tối nhiều protein nạc
Kết hợp protein nạc, rau và một lượng nhỏ tinh bột là bữa tối an toàn và ngon miệng cho bệnh nhân tiểu đường.
+Bữa nhẹ gồm trái cây và quả hạch
Bữa ăn nhẹ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm rau quả, trái cây, quả hạch, bơ đậu phộng không đường…
+ Mức tiêu thụ calo hàng ngày
Không cần quá cứng nhắc trong việc cân nhắc lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500-2.000 calo mỗi ngày.
Phương pháp điều trị
Cơ sở trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Việc điều trị như cải thiện chế độ ăn uống, vận động vừa phải và kết hợp dùng thuốc là rất quan trọng.
+ Liệu pháp ăn uống
Bệnh nhân cần biết lượng năng lượng thích hợp để hấp thụ dựa trên lượng hoạt động thể chất và cân nặng, từ đó cố gắng tạo một chế độ ăn uống cân bằng theo hướng dẫn. Đối với ngũ cốc nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
+ Liệu pháp vận động
Bệnh nhân cần thường xuyên vận động vừa phải theo hướng dẫn và đi bộ đầy đủ mỗi ngày. Điều quan trọng là cần vận động cơ thể thường xuyên.
Tiểu đường tuýp 2 là gì 6
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày
+ Điều trị bằng thuốc
Trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động, tiến hành điều trị bằng thuốc. Đầu tiên, sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường khác với insulin tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Trường hợp sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường nhưng không có hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin.
Dù là bệnh tiểu đường loại nào thì quan trọng nhất trong điều trị là ở chính người bệnh chứ không ai khác. Hãy tích lũy, thu thập thông tin để có thật nhiều hiểu biết về bệnh tiểu đường tuýp 2, và càng có nhiều kiến thức về tiểu đường thì bạn càng dễ dàng quản lý bệnh hơ