Toàn bộ sản phẩm có mặt tại https://truongdu.com/ và đến tay khách hàng đều được đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chúng tôi cam kết sẽ bồi thường và hoàn tiền nếu phát hiện các sản phẩm được phân phối bởi chúng tôi là hàng giả, hàng nhái. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng & bảo hành * Quý khách hàng vui lòng đặt mua sản phẩm trên truongdu.com * Xin cảm ơn!

Thuốc Tây biến chứng tác dụng phụ – Đông Y lành tính cứu nguy

Sự ra đời của các loại thuốc tây, cùng những cải tiến của y học hiện đại đã giúp con người đẩy lùi nhiều bệnh tật. Nói như vậy, không có nghĩa là thuốc Đông Y không được sử dụng. Có rất nhiều căn bệnh phải nhờ đến Đông y mới chữa được dứt điểm.

Đông Y hay Y học cổ truyền là thuật ngữ dùng để chỉ nền Y học mà thành phần của bài thuốc được sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên. Trong khi đó, thuốc tây là loại dược liệu được tổng hợp từ các thành phần hóa học. Nó có tác dụng, hiệu quả nhanh chóng và thuận tiện cho việc sử dụng. Nhưng mặt trái của nó cũng không hề ít, dùng lâu dài sẽ khiến người bệnh phục thuộc vào thuốc.

Tây Y đi từ thực nghiệm rồi mới hình thành lý thuyết, tức là đi từ thực tế khách quan để thành tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại kiểm chứng thực tế khách quan. Đường đi đó của Tây Y cũng là con đường đi của Đông Y. Đông Y cũng từ thực tế dùng thuốc để chữa bệnh từ cây, lá, hoa, rễ, quả, từ các sản vật khoáng chất, và của động vật.

Từ thực tế sử dụng thuốc trong dân gian và bản thân các thầy thuốc mà hình thành nên tư duy lý luận, hàn, nhiệt, hư, thực, âm dương ngũ hành vận theo quy luật của thiên nhiên. Do trong điều trị, Đông Y thiếu các phòng thí nghiệm hiện đại, thiếu các phương tiện nghiên cứu hiện đại, nên bước đi chậm chạp tịnh tiến, còn Tây Y tiến theo thời đại, không ngừng vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tây Y phát triển không dấu nghề nên phát triển nhanh mạnh, và đã lấn áp Đông Y.

Sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng của thuôc Tây yc
Sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng của thuôc Tây y

Tây Y tuy đã đạt được thành tựu tuyệt vời của nó, nhưng cũng có những hạn chế nhất định: như các thuốc tân dược được chế từ các loại hóa chất được tổng hợp lại, các hóa chất này luôn tồn tại hai mặt tác dụng. Tức là có tác dụng có lợi cho bệnh nhân nhưng mặt khác lại có hại, mà ta thường gọi là tác dụng phụ, ví dụ như thuốc điều trị lao; thuốc điều trị nấm, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch…

Nguy hại khi lạm dụng Thuốc Tây

Cái gọi là phản ứng phụ chính là phản ứng gây bệnh mới. Trong khi đang tìm cách chữa bệnh, (thực ra chỉ làm mất triệu chứng) thì nó lại gây bệnh, mà là gây nhiều bệnh xảy ra trong hiện tại hay trong tương lai, (âm thầm trong cơ thể).

Có thể liệt kê các phản ứng phụ:

# Thuốc chống sưng Hydrocortisone tác dụng chống sưng nhưng sinh ra rất nhiều bệnh khác như loét dạ dày, xốp xương, bệnh sinh túi thừa ở ruột non (diverticulitis), rối loạn tâm thần, huyết áp cao, đái đường, rối loạn tuyến giáp, bệnh động mạch và quan trọng là làm yếu kém hệ miễn nhiễm, (làm giảm sức đề kháng đối với vi trùng), ngoài ra còn sinh rất nhiều bệnh khác.

# Thuốc trị cảm thông thường Tylenol (Acetaminophene) thì hại gan, thận nếu bệnh nhân vô tình uống thêm rượu thì lá gan coi như phế thải. Thuốc nào được cơ thể loại nhanh ra khỏi cơ thể thì thuốc đó ít độc tố.  Nhiều “phản ứng phụ” làm mắt mờ, rụng gần hết tóc, da trắng bệch, đi đứng không vững, ăn uống không được, ói mửa liên miên không phải là ít, nhất là những bệnh liên quan đến ung thư (cancer) phải dùng đến hóa chất hay phóng xạ tức là những thứ phản sinh học làm hư hại vi thể và môi sinh trong tế bào, tệ hại hơn nữa là làm biến đổi DNA (nhiễm sắc thể con người là 46 thì nay thành 40, bị hư 6 chẳng hạn) khiến tế bào lành bị hư biến thành tế bào lạ (tức là tế bào ung thư), tế bào nầy sẽ đi tấn công tế bào bình thường.

Lo ngại vấn đề biến đổi ADN do tác dụng phụ của thuốc Tây Y
Lo ngại vấn đề biến đổi ADN do tác dụng phụ của thuốc Tây Y

# Thuốc hạ huyếp áp ngày uống 1 viên, bất cẩn uống liền 5 viên là thăng thiên ngay. Gọi là thuốc có độc tính thì chẳng oan, hơn nữa nếu gọi là thuốc, sao uống hoài không khỏi, mỗi ngày cứ phải uống !

# Bệnh đái đường thì trước mỗi lần ăn là mỗi lần chích. Cơ quan bị tổn hại nhiều nhất là gan và thận, vì chúng phải làm việc nhiều để loại chất độc. Khi gan thận bị tổn hại, Tây Y hầu như không có “thuốc” để cứu chữa, làm gì có thuốc bồi bổ cho gan thận như bên thuốc thiên nhiên ”. Nguy hại nhất là nhiều phản ứng phụ xảy ra.

# Bị sưng khớp mà chích cortison vào khớp (để làm mất triệu chứng, tuần sau đau vẫn hoàn đau) nhưng cortison sẽ sinh loét dạ dày, thế thì uống thêm zintac hay tagamet, sinh loãng xương thì uống kèm thêm carbonate de calcium, còn làm giảm sức đề kháng thì chịu thua và còn tạo thêm bệnh X, Y… hóa ra trị một bệnh mà thành ra phải trị nhiều bệnh, khiến cho cơ thể biến thành kho hàng chứa hóa chất hay bãi chiến trường để thử nghiệm hóa chất !. Gan thận lại một phen bị tra tấn từ bị thương đến trọng thương!

# Thuốc chống loét bao tử (Antacid), cho rằng loét bao tử là do bao tử bị acid thặng dư làm cho loét, hơi chua trào lên họng sinh ra bệnh ợ hơi nóng. Sự thực, nguyên nhân bệnh ợ hơi nóng (heartburn) và khó tiêu (indigestion) là do cơ thể thiếu acid HCl. Vì thiếu acid nên đồ ăn không tiêu bị bao tử đẩy lên làm nóng rát thực quản. Thuốc chống loét làm giảm acid. Thuốc tuy làm dễ chịu tạm thời, nhưng sau dó bệnh càng nặng hơn. Cho rằng thuốc chống acid chứa nhiều calcium, thực ra không phải. Nhôm và magnésium trong thuốc chống acid kết hợp với phosphate, làm calcium bị thiếu. Bao tử thiếu acid sẽ không hòa tan chất calcium, sắt. Vì không được hòa tan chúng sẽ không được hấp thụ, bị tống ra ngoài. Dùng dài hạn thuốc chống acid sẽ thiếu sinh tố và khoáng tố. Nếu thấy cần HCl thì nên thay thế bằng betaine hydrochloride hoặc giản dị hơn, uống một ly nước ấm có pha 1 thìa dấm pomme. Dùng thuốc chặn đứng H2 để giảm loét như Tagamet, Pepcid, Zintac sẽ làm hao hụt vitamine B12 và gây nhiều phản ứng có hại.

# Thuốc trụ sinh, ngoài việc diệt vi trùng có hại, nó cũng diệt luôn vi trùng có ích trong ruột. Đó là vi trùng có nhiệm vụ chế tạo vit B đủ loại. Trụ sinh ngăn cơ thể hấp thụ chất bổ dưỡng. Neomycin làm ruột không hấp thụ được calcium, sắt, kalium, vit B12.Tetracycline ngăn cản ruột hấp thụ calcium, sắt, magnesium, kẽm, còn nếu dùng khoáng tố nầy thì chúng làm ngưng tác dụng của trụ sinh. Dùng khoáng tố phải dùng cách xa tetracycline, quinolone 2 tiếng. Không nên dùng thuốc chống loét cùng lúc với trụ sinh vì calcium và magnesium sẽ ngăn cản tác dụng của trụ sinh.

# Thuốc chống co giật (anticonvulsant) như carbamazepine, phenytoin phenobarbital, primodone ngăn cơ thể sản xuất Vit D, đồng, kẽm.Thiếu D, cơ thê lấy calcium từ xương chứ không từ đồ ăn nên sinh loãng xương. Thiếu đồng thì thiếu máu, thiếu kẽm sẽ giảm sức đề kháng.

# Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) như Fluoxetine, Amoxapine, Doxepin, Imipramine và Lithium Carbonate làm ăn không ngon, thiếu dinh dưỡng, đau bụng, tiêu chảy, miệng khô, buồn nôn. Phản ứng phụ nầy cũng xảy ra với thuốc chống u sầu (anti-anxiety) như librium, valium. Với diazepam còn thêm bệnh loãng xương. Dùng Lithium thì thiếu đồng, sinh thiếu máu.

# Thấp khớp (arthritis) như D-penicillamine làm thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thiếu khoáng, ăn không ngon, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, sưng miệng và lưỡi, ói, tất cả đều do thiếu nhiều chất khoáng, thiếu kẽm, da sẽ xấu, tóc rụng.

Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, stress không rõ nguyên nhân
Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, stress không rõ nguyên nhân

# Aspirin, Indomethacin làm thiếu sắt, sẽ sinh thiếu máu.

# Thuốc hạ cholesterol cholestyramine, cholestipol làm tiêu hao sắt, vit A, E, K vốn cần để bảo vệ cơ thể.

# Corticosteroid, cortison, prednisone thường dùng trị thấp khớp, bệnh kháng kỷ (auto-immunity), da, mắt, suyễn làm cơ thể hao hụt Calcium, kẽm.

# Thuốc lợi tiểu trị huyết áp cao, yếu tim, làm mất chất khoáng Calcium, Magnesium, Potassium, Iode, Kẽm.

# Thuốc xổ cuốn ra ngoài chất bổ dưỡng, như Kali làm yếu cơ và tim

# Thuốc ngừa thai làm tăng sắt do giảm kinh nguyệt.

 

Thuốc tây làm suy yếu Tỳ Vị

Trong cơ thể, Tỳ Vị ( tức hệ thống tiêu hóa gồm tỳ=lá lách; vị=dạ dày và ruột) là cơ quan trọng yếu, có nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ thể. Các cơ quan khác tổn thương còn có cơ hội phục hồi, nhưng nếu tỳ vị bị trọng thương, thì khó lòng cứu sống. Rượu làm tỳ vị ngưng hoạt động. Nó không chịu hoạt động mà ta vẫn cứ uống rượu ào ào, vẫn ăn thoải mái thì sẽ bị một trận ói mửa. Đứng trước bệnh nhân có tỳ vị đang bị tổn thương, người gầy yếu không sức, một cách máy móc, theo đúng sách vở, sau khi đã chụp hình bao tử gan ruột không thấy gì, vị bác sỹ bèn kê ngay một lô các món ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, tính chính xác số lượng calories mỗi món cần phải ăn, căn dặn người nhà cho bệnh nhân ăn hết thì mới có sức, không mấy quan tâm đến tỳ vị của bệnh nhân. Nhưng!!!

Tổn thương Tỳ vị do thuốc Tây
Tổn thương Tỳ vị do thuốc Tây

Họ đâu biết rằng tỳ vị chính là cơ quan tiếp nhận và biến chế đồ ăn, là mẹ của các cơ quan. Cơ quan mẹ vì bị bệnh hay quá yếu không thể tiếp nhận đồ ăn. Đồ ăn bị từ chối sẽ không được biến dưỡng thành máu, không máu thì toàn cơ thể sẽ kiệt sức rồi chết. Lúc đó dù có được cung cấp sơn hào hải vị, món ngon vật lạ, bổ dưỡng vô song kể cả sâm nhung cũng đều vô ích. Nếu bị ép ăn, đồ ăn đưa vào cơ thể sẽ bị tỳ vị phản kháng bằng cách gây ói mửa, hay tiêu chảy ráo riết. Có nhiều cô gái đang khỏe mạnh có da có thịt lầm tưởng rằng, ốm mới đẹp, nên mua thuốc tây làm ốm về uống cho mau xuống cân. Uống xong, người ốm thấy rõ, nhưng lại sinh một bệnh mới, bệnh Anorexie (bệnh không ăn được) cơ thể trở thành da bọc xương, sau đó muốn ăn uống trở lại thì bị cơ thể phản kháng, khiến cho không ăn uống gì được, nếu cố ăn sẽ ói mửa. Lý do Tỳ vị đã bị hư hại rồi. Có nhiều bệnh làm hư hại tỳ vị nhanh chóng, như bệnh ban cua (tức Thương Hàn). Khỏi bệnh rồi, vẫn phải ăn cháo loãng trong 6 tháng. Cơ thể dùng 6 tháng trời để phục hồi từ từ sức sống cho tỳ vị. Nếu không kiêng ăn không vượt qua được sự cám dỗ của đồ ăn sẽ chết không kịp ngáp. Thuốc tây tuy làm giảm đi triệu chứng bệnh, nhưng sẽ làm tỳ vị yếu đi, cơ thể xuống cấp, yếu nhiều ít là tùy loại thuốc, nếu cùng một lúc còn phải dùng thêm nhiều thứ thuốc khác, thì tỳ vị càng yếu, cơ thể càng lâm nguy.

Cụ Phan Bội Châu có nói : “Khôn chết, dại chết, biết thì sống”. Nhiều người, vì thành kiến, vì cố chấp, có bệnh, nhất định chỉ dùng thuốc tây, vì cho rằng thuốc tây là nhất, là văn minh tiến bộ, là khoa học, mặc dù uống hoài không khỏi, nhưng vẫn uống. Nếu Tây Y đáng cho ta nhắm mắt tuân theo, thì bao bệnh tật của nhân loại phải mỗi ngày một ít đi, chứ sao mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Nếu Tây Y là tân tiến, nước Mỹ đã không dẫn đầu thế giới về số tử vong vì bệnh tim. Có nhiều bệnh như đái đường, huyết áp cao, bệnh nhân mỗi ngày mỗi uống mà chẳng bao giờ thấy khỏi bệnh, cứ phải uống thuốc đến suốt đời. Ta cần phải biết Ưu và Khuyết điểm của ngành Y học này. Tây y có nhiều cái hay là đã cứu được rất nhiều người trong cơn thập tử nhất sinh, nhưng cũng đã gây tử vong cho rất nhiều người. Không phải một khi đã theo Tây Y là phải theo đến cùng. Không phải Tây Y bó tay là ta đành chịu chết. Có nhiều con đường dẫn đến nghĩa địa. Đường nào thấy không ổn thì tìm con đường khác ngay, dù phải tốn nhiều thì giờ, công sức hơn. Càng lớn tuổi thì các tạng phủ của chúng ta càng suy yếu giống như chiếc xe cũ. Hai người cùng một chứng bệnh, cùng vào chung một nhà thương, uống cùng một loại thuốc với liều lượng như nhau, nhưng người có thể trạng yếu (vì tuổi tác cao chẳng hạn) không chịu được phản ứng phụ của thuốc đành phải về Trời sớm. Gan Thận bị tổn hại nhiều nhất vì phải làm việc không ngừng để loại độc tố đủ loại ra khỏi cơ thể. Mỗi lần dùng thuốc tây là mỗi lần cơ thể chúng ta bị xuống cấp. Lý do: Thuốc tây nào cũng kèm theo phản ứng phụ, ( nói nôm na là “bị thuốc hành” hay nói trắng ra là ”thêm bệnh mới”). Nếu không có phản ứng phụ thì không phải là thuốc tây! Tuy thuốc tây không phải là “thuốc độc” nhưng bản chất của nó là vẫn có ít nhiều độc tính. Độc ít hay nhiều là tùy loại thuốc. Sở dĩ ta uống “thuốc độc” mà vẫn chưa thấy “ngỏm củ tỏi“ là vì ta dùng chưa đủ liều để ngỏm, hơn nữa khả năng giải độc của cơ thể vẫn còn, sức đề kháng vẫn còn. Nhưng nếu Gan Thận quá yếu thì tính mạng sẽ lâm nguy. Không phải thuốc nào uống vào thấy “toi mạng “ ngay mới được gọi là thuốc độc vì nếu thế chính phủ đã cấm bán. Thuốc uống vào tuy không chết liền nhưng làm suy yếu vài cơ quan, giết chết vài triệu tế bào thì cũng được gọi là độc rồi.

Đa số chúng ta khi bị bệnh đều có khuynh hướng dùng thuốc Tây. Thuốc tây làm bệnh thuyên giảm, thì cứ tiếp tục dùng nhưng nếu bệnh không giảm, ta vẫn nên kiên nhẫn dùng thêm hai lần nữa (để điều chỉnh). Tuy nhiên, trong ba lần dùng thuốc tây, dù khỏi hay không khỏi, chúng ta cũng đã đưa vào cơ thể một số “vị khách” không mời mà tới, ta gọi đó là các “phản ứng phụ”.

Thuốc Thảo Dược (Đông Y) nguồn gốc thiên nhiên

Vì thế, sau ba lần không khỏi thì ta có thể ngưng dùng thuốc tây mà nên thay thế bằng thuốc Đông Y. Nếu chúng ta yêu thiên nhiên, thường hay quan tâm đến cây cỏ, ghi nhớ chính xác dược tính của chúng, chắc chắn sẽ tích lũy được một số kinh nghiệm chữa trị thì khi bệnh, ta đã có thể dùng dược thảo để trị nhiều bệnh ngay từ lúc ban đầu giống như ông bà tổ tiên chúng ta khi xưa đã dùng. Tuy mất công, nhưng có lợi hơn cho cơ thể. Người xưa có câu, “Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Khi chúng ta bị bệnh, dù bất cứ bệnh gì, thế nào Trời cũng sinh ra một hay nhiều loại cây cỏ đặc biệt để trị dứt bệnh đó; vấn đề là ta có chịu khó tìm kiếm vị thuốc đó hay không.

Trước khi nền y học hiện đại đến với Việt Nam và các nước phương đông thì Đông Y đã coi như ” cứu cánh” cho việc chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe của con người:

Dân tộc Việt Nam cũng như các nước phương Đông vẫn phải sống và phát triển giống nòi, họ phải chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, với bệnh tật và những sát thương do quá trình lao động gây nên, họ phải tìm cây cỏ, rễ, lá, quả và động vật của thiên nhiên để phòng bệnh và chữa bệnh.

Từ đó họ xây dựng nên một nền y học của chính dân tộc mình, hình thành nên kho tàng y học cổ truyền với những lý luận chặt chẽ, logic có tính khoa học, nó miêu tả tỉ mỉ về sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, nguyên nhân dẫn đến bệnh, Từ đó để ra phương pháp phòng bệnh và cách điều trị bệnh.

Coi cơ thể con người là một thể thống nhất, và người xưa đã coi con người là một tiểu vũ trụ, nó tiết lộ những bí ẩn của con người với thiên nhiên. Ví như lý luận ngũ hành, thổ, kim, mộc, hỏa làm cơ sở xuyên suốt từ đầu đến cuối của sinh lý học, bệnh lý học, chẩn đoán học, điều trị học, dịch tễ học… Đây chính là mối quan hệ con người với thiên nhiên, nó còn tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ nhân tố thời tiết, mùa vụ . . . Và các nhân tố khác của tự nhiên tác động đến ức chế sinh bệnh của con người. Từ đó có phương pháp xếp công tác dự phòng và bảo vệ sức khỏe mới chẩn đoán bệnh, trị bệnh chính xác được, mục đích cuối cùng chính là lấy khoa học y học Đông Y để phòng bệnh và trị bệnh, chứ chưa có nền y học hiện đại.

Nền y học cổ truyền là nền y học của nhân dân, nó tồn tại trong  dân gian nó mang đến cho con người dân nghèo có điều kiện chữa bệnh bằng những cây, rễ, lá, quả và động vật quanh vườn.

Thành phần thuốc Đông Y là những thứ bình dị
Thành phần thuốc Đông Y là những thứ bình dị

Nền y học này đã sản sinh ra những lương y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Họ là những người đã tổng kết từ thực tế và khái quát thành lý luận dựa trên lý luận y học cổ truyền của nhân loại, tạo ra nền y học cổ truyền đặc sắc của nước nhà.

Ngày nay, chúng ta lại cùng tìm về với thiên nhiên, không những là các chuyến du lịch sinh thái; mà còn tìm đến thiên nhiên trong lĩnh vực y học, điều trị bệnh với các phương thuốc cổ truyền, theo lý luận Đông Y nó mang nhiều lợi ích hầu như không có tác dụng phụ, không có hiện tượng nhờn thuốc, hoặc gây ra phản ứng quá mức . Nó phù hợp trong trường hợp bệnh mãn tính; Nó có tác dụng giúp cơ thể tự cân bằng tự nâng cao sức đề kháng để chống đỡ các tác nhân gây bệnh. Hình thành lên những phương thuốc nổi tiếng hàng trăm năm nay: Thập toàn đại bổ, Hà sa đại tạo hoàn, an cung ngưu hoàn …

Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng đều có nguồn gốc từ những loại thảo dược thiên nhiên cũng đang dần được mọi người ưa chuộng hơn:

Hiệu quả tin cậy, ít tác dụng phụ

Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được trải nghiệm lâu đời. Bên cạnh các vị thuốc hay được mọi người sử dụng như: nấm linh chi, nhân sâm, lộc nhung, hoàng kỳ, ba kích … Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Và các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều sẽ bị đào thải.

Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ
Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ

Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vị thuốc này có tác hại rất thấp hoặc không có, có tác dụng tương đối bình hòa: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của những vị thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.

Đông y có ưu điểm và thành công trong việc chữa bệnh là tạo cho cơ thể tự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để sẵn sàng chống mọi tác nhân gây bệnh bên ngoài. Khi cơ thể chưa biểu hiện lâm sàng rõ rệt và rối loạn sinh học trong máu như Tây Y thì Đông Y đã tự điều chỉnh. Nếu theo dược sĩ Pasterer; Đông y rất hay đề phòng bệnh mà họ gọi là hư bệnh, tức bệnh chỉ biểu hiện mơ hồ bằng các triệu chứng như mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ….

Nhiều bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng lại âm dương. Ngoài công dụng chính là chữa những bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được những căn bệnh cấp tính, nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà nền y học hiện nay cũng chưa thể giải thích được.

Có sẵn trong tự nhiên

Các loại thảo dược dùng làm thuốc đều có sẵn trong tự nhiên, nhất là khi Việt Nam lại là quốc gia nhiệt đới nên các loại thảo dược này rất phong phú. Ngoài những kiến thức về y học cổ truyền được đào tạo, các kinh nghiệm và các bài thuốc gia truyền trong dân gian có ý nghĩa to lớn trong chăm sóc sức khỏe: “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”

Các loại thảo dược thiên nhiên có ích hiện nay đều được nuôi trồng rộng rãi

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhược điểm của các bài thuốc Đông Y là sử dụng thì rất vất vả, không tiện như các loại thuốc Tây. Do đó, xu hướng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ sản xuất hiện nay là việc cần thiết. Các bài thuốc được bào chế sẵn hay thuốc có dạng viên nén, viên nang có nguồn gốc thảo dược mang lại sự tiện dụng cho người dùng.

Question and answer (0 comments)

Số người đang xem cùng bạn: 823Load

Bạn đang sử dụng thiết bị di động để truy cập ...

Bạn đang sử dụng desktop để truy cập ...

Chát qua Zalo Gọi điện cho chúng tôi
[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

×

Giá đã tốt nay còn tốt hơn!

CHÁT ZALO NGAY! GỌI ĐIỆN NGAY!

Mã của bạn là: 354Load

Xin chúc mừng bạn, vui lòng đọc mã này cho nhân viên CSKH khi được yêu cầu để được mua sản phẩm với giá siêu khuyến mãi!