Cũng như phòng phong và hoàng cầm thì Quế chi cũng là một thành phần rất quan trọng chữa phong thấp trong bài thuốc An Xương khớp. Vậy quế chi là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
THÔNG TIN CHUNG VỀ QUẾ CHI
Tên gọi khác của Quế chi
Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế bì, Ngọc thụ, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), Quế thanh, Quế quảng,…
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl
Tên dược: Ramulus cinnamoni.
Họ khoa học: Thuộc họ Long lão – Lauraceae.
Đặc điểm hình thái, bào chế Quế Chi
Mô tả
Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.

Phân bố
Ở nước ta quế có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Thu hái, sơ chế
Cành con thu vào mùa xuân, phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cắt thành lát mỏng hoặc miếng.

Phần dùng làm thuốc
Bộ phận dùng: Vị thuốc Quế chi là cành non của Nhục quế.

Mô tả dược liệu
- Vị thuốc Quế nhục là vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến khô của cây (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum sp.). Đó là những mảnh vỏ dày 1 mm trở lên, dài 50cm, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, có các lỗ vỏ và vết cuống lá. Mặt trong màu nâu hơi đỏ đến nâu sam, nhẵn. Quế rất dễ bẻ gãy, vết bẻ có màu nâu đỏ, có ít sợi tơ. Dược liệu Quế nhục có mùi thơm đặc trưng, vị cay, ngọt.
- Thu hái,sơ chế: Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
- Bộ phận dùng, bào chế:
- Thân được cắt vào thời kỳ nóng nhất, loại bỏ vỏ khi bắt đầu vào thu, phơi khô dưới nắng và cắt thành lát mỏng hay cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch, thái phiến, phơi trong râm cho khô hoặc tán bột.
Bào chế
Sau khỉ nhúng ướt đều quế chi, lấy bao cói quấn chặt lại rồi dội nước, khi nào nước ngấm thấu vào giữa cành là được, thái phiến phơi khô trong râm để dùng
Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh ẩm vì dễ bị mốc
Thành phần hoá học
– Vỏ Quế:
-
Vỏ quế phơi khô có màu sẫm Tinh dầu 1-3%, có thể đạt đến 6% (Quế Quảng Nam), DĐVN III qui định không dưới 1%.
- Các hợp chất diterpenoid (cinnacassiol), phenylglycosid, chất nhày, các hợp chất flavonoid, tanin và coumarin.
- Tinh dầu quế, tên thưng phẩm Cassia oil, là chất lỏng không màu đến màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt sau nóng cay, d20: 1,040 – 1,072, nD20: 1,590 – 1,610, D20: – 10 đến + 10. Thành phần chính của tinh dầu vỏ quế là aldehyd cinnamic (70 – 95%). DĐVN III qui định không dưới 85%. Ngoài ra còn có cinnamylacetat – chất làm giảm giá trị tinh dầu quế, cinamylalcol và coumarin.
– Lá:

Tinh dầu: 0,14 – 1,04%. Phân tích tinh dầu lá quế Yên Bái bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13 xác định được 5 thành phần: Banzaldehyd, bazylacetat, aldehyd cinnamic, cinnamylacetat và coumarin. Hàm lượng aldehyd cinnamic dao động 12 tháng trong năm từ 34,65 – 95,55%. Thấp nhất vào tháng 6 và các tháng sau đó (tháng 7, 8, 9: 57,74%, 69,16%, 82,43%). Ngược lại hàm lượng cinnamylacetat cao nhất vào tháng 6 (57,933%) và giữ ở hàm lượng đáng kể trong suốt các tháng mùa hè. Từ tháng 10 cho đến giữa tháng 5 hàm lượng aldehyd cinnamic trong lá luôn luôn đạt trên 80%. Vì vậy nếu khai thác tinh dầu vỏ kết hợp với lá nên khai thác trước tháng 5 và sau tháng 9.
Tác dụng dược lý của Quế Chi
Theo y học cổ truyền
- Thuốc có tác dụng phát hãn biểu mô, ôn kinh thông dương. Chủ trị các chứng phong hàn biểu hư, phong hàn biểu thực, phong hàn thấp tý, chứng đàn ẩm, chứng phù tiểu tiện không thông lợi, hung tý tâm quí (đau ngực, hồi hộp), rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh, chứnh trưng hà.
- Trích đoạn Y văn cổ: Sách Bản Kinh: “Chủ thượng khí khái nghịch, kết khí hầu tý, lợi quan tiết”. Sách Danh y biệt lục: “tâm thống, huyết phong, hiếp thống, ôn cân thông mạch, chỉ phiền xuất hãn”. Sách Trân châu nang: “khứ thương phong đầu thông khai tấu lý, giải biểu phát hãn, khứ bì khu phong thấp”. Sách Bản kinh sơ chứng: “năng lợi quan tiết, ôn kinh thông mạch…công dụng của thuốc có: Hòa dinh, thông dương, lợi thủy, hạ khí, hành ứ, bổ trung”
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại
- Giảm đau: Thuốc có tác dụng lên khung khu cảm giác ở não, nâng cao ngưỡng đau, thuốc có khả năng làm giãn mạch trong bệnh đau đầu do co thát mạch, có thể làm dịu co thắt cơ trơn, làm giảm đau bụng.
- Trợ tiêu hoá (kiên vị) Thuốc làm tăng tiết nước miếng và dịch vị giúp tiêu hóa
- Tác dụng chống virus và nấm : Trong ống nghiệm, nước sắc quế chi có tác dụng ức chế mạnh virus cúm và nấm gây bệnh.
- Trên ống nghiệm, cồn quê có tác dụng rỗ rệt đối với tụ cầu trùng vàng, trực khuẩn thương hàn. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh
Vị thuốc Quế Chi
Tính vị
- Đắng,
- Thơm
- Ngọt
- Ấm

Quy kinh
Tâm, phế và bàng quang.
Tác dụng dược lý và công dụng
- Quế là vị dược liệu quí dùng cả trong Tây y và Đông y: Quế có tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bop tử cung.
- Quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hoá, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối.
Chủ trị
- Ngoại cảm phong hàn dùng Quế chi với Ma hoàng để phát hãn, giải cảm như trong bài Ma Hoàng Thang. Y học hiện đại tìm ra rằng nước sắc của quế có tính kháng một số loại khuẩn bệnh cúm.
- Hành kinh bị đau dùng Quế chi thể ấm huyết, tán ứ, hành khí.
- Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt dùng Quế chi với Bạch thược trong bài Quế chi Thang.
- Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng dùng Quế chi với Phụ tử.
- Tâm Tỳ dương hư biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông dùng Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
- Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim dùng Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế chi Phục Linh Thang.
Liều dùng
3- 10g



Ứng dụng lâm sàng
Tán hàn giải cảm
Chữa chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau mình, sợ lạnh: Quế chi thang (Thương hàn luận) gồm: Quế chi 12g, Bạch thuợc 12g, Chích thảo 6g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả sắc nước uống. Dùng tốt đối với bệnh nhân cơ thể vốn yếu mắc ngoại cảm phong hàn.
Khu hàn chỉ thống
Trị chứng đau bụng do cảm hàn dùng bài Tiểu kiến trung thang: Quế chi 8g, Bạch thuợc 16g, Chích thảo 4g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, Đường phèn 30g, sắc thuốc bỏ xác cho đường vào uống lúc nóng.
Hành huyết thông kinh
Trị chứng phụ nữ đau bụng kinh do ứ huyết, thai chết lưu, bụng dưới có cục, tắt kinh, dùng Quế chi phục linh hoàn gồm: Quế chi, Phục linh, Đơn bì, Bạch thược, Đào nhân mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn làm hoàn.
Oân thận hành thuỷ
Quế chi có tác dụng thông dương lợi thủy phối hợp các vị thuốc ôn thận kiện tỳ lợi thủy khác trị các chứng phù (trong bệnh viêm thận, thận hư nhiễm mỡ.) hoặc đàm ẩm (trong bệnh viêm phế quản mạn).
Trị chứng phù thường dùng bài Ngũ linh tán: Bạch linh, Bạch truật, Trư linh mỗi thứ 12g, Trạch tả 16g, Quế chi 4g tán bột mịn mỗi lần uống 8-12g hoặc làm thuốc sắc.
Công năng:
– Tăng tiết mồ hôi và giảm hội chứng ngoại sinh hoạt huyết làm ấm kinh lạc và trừ hàn.
Thông tin tham khảo thêm.
Quế chi thang:
Là bài thuốc đầu tiên của cuốn sách Thương hàn luận và nó là cơ sở của nhiều bài thuốc khác. Trong sách Thương hàn luận có đề cập tới 60 bài thuốc có thành phần là quế chi, trong đó có tới 30 bài thuốc dùng quế chi là thành phần chủ đạo. Nhiều ý kiến cho rằng bài thuốc Quế chi thang này là ông tổ của các bài thuốc khác.
Bởi trong các bài thuốc cổ phương có tới hàng trăm bài thuốc bắt nguồn từ bài thuốc này. Tác dụng của quế chi trong quế chi thang được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh cảm mạo, đau thần kinh, đau đầu, đi tả, đau bụng do lạnh…
Theo Đông y:
Sách Kim quỹ yếu lược thì có nhiều bài thuốc trị các chứng ứ huyết như Đào hạch thừa khí thang, Đại hoàng mẫu đơn bì thang, Đương quy thược dược tán, Tứ vật thang.
Tuy nhiên, Quế chi phục linh hoàn vẫn là một trong những bài thường được dùng nhất. Tác dụng của quế chi giúp bài thuốc có công dụng trục huyết hóa ứ, giảm các chứng xuất huyết, huyết trệ. Thuốc cũng dùng để trị máu dồn lên đầu, chóng mặt, đau đầu, đau tê vai, ù tai, đánh trống ngực dồn dập, chân lạnh…
Các loại sách khác:
Theo sách Kim quỹ yếu lược, sách Thương hàn luận và các tài liệu tham khảo khác thì bài thuốc Sài hồ quế chi thang là bài kết hợp của hai bài Tiểu sài hồ thang và Quế chi thang.
Do đó, thuốc nhằm vào các biểu chứng và các triệu chứng của cả bài Tiểu sài hồ thang (nội tạng nhiệt khiến miệng đắng không muốn ăn uống, vùng ngực sườn đầy tức khó chịu, lợm giọng, nôn mửa…) và các triệu chứng của bài Quế chi thang (sốt, đổ mồ hôi, đau đầu, ớn lạnh…).
Thành phần bài thuốc không kết hợp nguyên phân lượng của cả hai bài mà chỉ kết hợp 1/2 phân lượng của các vị chung. Tức là thêm vào bài thuốc Tiểu sài hồ thang một nửa phân lượng các vị thuốc của Quế chi và Thược dược.Bài thuốc có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi như nhằm vào các chứng đau đầu, nặng đầu, biểu nhiệt (thái dương chứng), sốt, gai rét, viêm phổi, lao phổi, đau các khớp trong người, mạch phù ở những người bị cảm cúm, đau thần kinh liên sườn!
[anxuongkhop2]