Toàn bộ sản phẩm có mặt tại https://truongdu.com/ và đến tay khách hàng đều được đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chúng tôi cam kết sẽ bồi thường và hoàn tiền nếu phát hiện các sản phẩm được phân phối bởi chúng tôi là hàng giả, hàng nhái. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng & bảo hành * Quý khách hàng vui lòng đặt mua sản phẩm trên truongdu.com * Xin cảm ơn!

Nhũ hương (hương trầm)

Trong các thành phần trong thuốc bạn thường nhìn thấy sự xuất hiện của Nhũ hương như một thành phần quan trọng, nhưng thật chất nhũ hương là gì? Và công dụng của nhũ hương là đến đâu? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thông tin chung về Nhũ Hương

Tên gọi khác:

Tên thường dùng: Nhũ hương, Hắc lục hương, Thiên trạch hương, Địa nhũ hương.

Tên tiếng Trung: 乳香

Tên thuốc: Resina oliani; olibanum

Tên khoa học: Frankincense (nhũ hương) Mastic

Họ khoa học: Boswellia carterii Birdw

Hình thái cây Nhũ Hương

Mô tả:

Loại cây vừa, nhỏ, cao 4-5m, cao nhất khoảng 6m. cây khô thô, khoẻ, vỏ cây trơn sáng, mầu vàng nâu nhạt.

Vỏ cây nơi cành to có dạng như tấm vẩy dần dần bong ra. Lá mọc xen kẽ, dầy hợc mọc thưa ở vùng trên.

Lá kép dạng lông cánh lẻ. Dài 15-25cm, cuống lá có lông trắng, lá nhỏ 7-10 lá đôi, mọc đối, không cuống, vùng đáy lá rất nhỏ, hướng trên to dần. Lá nhỏ dài, hình trứng, dài 3,5cm, lá ở đỉnh dài 7,5cm, rộng 1,5cm, đầu lá tù, vùng đáy lá hình tròn, gần như hình tim, mé cạnh lá có răng cưa, tròn, không theo thứ tự nào hoặc gần như không có răng cưa, hai mặt lá đều phủ lông trắng hoặc mặt trên lá không có lông.

Hoa nhỏ, bầy thành cụm hoa có tổng trạng thưa, nụ hình trứng, cánh hoa 5 cánh, mầu vàng nhạt, hình trứng, dài gấp 2 lần đài hoa, mé trước nhọn. Đài hoa dạng chén, mé trước xẻ 5, cánh xẻ dạng hình tam giác, hình trứng.

Nhuỵ đực 10, mọc ở bên ngoài đài hoa. Vòi nhuỵ ngắn, tử phòng ở bên trên, có 3-4 ngăn, mỗi ngăn có 2 phôi châu mọc rũ, đầu trụ dạng đầu, hơi xẻ 3, hạch quả hình trứng ngược, dài khoảng 1 phân, có 3 góc, đầu tù, vỏ quả chất thịt, mỗi ngăn có 1 hạt.

Phân bố, thu hái:

Mọc ở các vùng ven Địa trung hải. Một cây hằng năm cho từ 3-4kg.

Bộ phận dùng:

Nhựa cây Nhũ hương.

Bào chế

+ Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Nhũ hương (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán. Nếu tán một mình Nhũ hương thì sau này hút ẩm và đóng cục

Bảo quản:

Tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.

Thành phần hoá học:

Nhựa cây 60-70%, gồm 27-35%, tinh dầu 3-8%. Thành phần chủ yếu của nhựa cây là Free Anpha, Bê ta- Boswellic acid 33%, Olibanoresene 33% (Wallis T E. Textbook of Pharmacognocy 2Ed 1951 : 467).

+ O-acetyl-Bêta-Boswellic acid) (Hairfeild E M và cộng sự, J Chromatogr Sci. 1989, 27 (3) : 127).

+ Dihydroroburic acid Ernesto Fattorusso và cộng sự, Phytochemistry 1983, 22 (12) : 2868).

+ Epilupeol acetate, Tirucallo Xaasan Cabdi Farah và cộng sự, C A 1985, 102 : 182459m).

Tác dụng dược lý:

Nhũ hương có tác dụng giảm đau (Trung Dược Học)

Vị thuốc nhũ hương

Tính vị:

Vị cay, đắng và tính ấm

Vị hơi ôn (Biệt Lục).

Vị cay, nhiệt, hơi độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Vị đắng, cay, thuần dương (Bản Thảo Cương Mục).

Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Học).

Vị đắng, cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

Tâm, can và tỳ.

+ Vào kinh Tâm (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Tỳ, Phế, Tâm, Can, Thận (Bản Thảo Tân Biên).

+ Vào kinh Tâm, thông 12 kinh (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

  • Liệu phong thuỷ độc thũng, khứ ác khí. Trị phong ẩn chẩn, ngứa, độc (Biệt Lục).
  • Khứ ác khí, ác sang (Tân Tu Bản Thảo).
  • Trị điếc, trúng phong cấm khẩu, bệnh về khí huyết của phụ nữ , năng phát tửu, lý phong lãnh, trị các loại nhọt (Bản Thảo Thập Di).
  • Làm yên đau ở các kinh (Trân Châu Nang).
  • Bổ Can, khứ phong bổ Tâm ninh thần, sinh cơ, chỉ thống (Y Lâm Toản Yếu).
  • Hoạt huyết, chỉ thống. Trị bế kinh, thống kinh, đau vùng thượng vị, đau phong tê thấp. té ngã chấn thương, trường ung. Tiêu phù, sinh cơ, trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng (Trung Dược Học).
  • Điều khí, chỉ thống, hoạt huyết, thư cân. Trị các chứng đau ở vùng ngực, bụng, ung nhọt sưng đau, bị ngã, bị đánh, tổn thương, khí huyết ngưng tụ gây đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng:

Thuốc uống cho vào thuốc thang, liều dùng từ 3 – 10g.

Chú ý lúc dùng: thuốc cho vào thang làm nước thuốc đục, uống dễ gây nôn, nên người đau bao tử dùng lượng nhỏ hơn, và không dùng lâu.

Kiêng ky:

Thuốc cho vào thang làm nước thuốc đục, uống dễ gây nôn, vì vậy người đau dạ dày nên dùng lưọng nhỏ hơn và không dùng lâu (Trung Dược Học).

Không dùng cho bệnh nhân có thai (Trung Dược Học).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhũ hương

Trị chứng kinh bế – đau kinh:
Nhũ hương Phối hợp với thuốc Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa.

Trị đau vùng thượng vị:
Phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Mộc hương, Trần bì.

Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau:
Nhũ hương định thống tán: Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung đều 5g, Bạch chỉ, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa đều 10g, Cam thảo 3g, tán bột mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần với rượu hoặc nước tiểu trẻ em chưng lên..

Trị ung nhọt sưng đau:
Nhũ hương tiêu độc tán: Nhũ hương, Một dược đều 5g, Thiên hoa phấn, Đại hoàng, Hoàng kỳ, Ngưu bàng tử, Mẫu lệ đều 10g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.

Trị viêm gan, vùng gan đau:
Dùng bài thuốc gồm: Nhũ hương, Một dược, Miết giáp, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau sắc đặc tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm. Thẩm tích lâm dùng trị 32 ca, khỏi 21 ca, bớt đau rõ 6 ca, tiến bộ 3 ca

Trị hạch vú:
Dùng bài Nhũ một băng hoàng cao ( Nhũ hương, Một dược, Hoàng bá, Đại hoàng) tán bột mịn trộn đều cho Băng phiến cất vào lọ nâu. Lúc dùng lấy tròng trắng trứng trộn thuốc cho vào gạc đắp lên vùng đau ( gạc dày 1mm) chườm nóng ngoài càng tốt, cứ 24 giờ thay thuốc cho tới khi tiêu hạch

Trị các khớp sưng đau, gân cốt sưng đau, cơ thể đau nhức:
Khương Hoạt Nhũ Hương Thang (Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường)

Một số bài thuốc có nhũ hương

Nhũ Hương Định Thống Tán (Trương Thị Y Thông. Trương Thạch Ngoan) Bị tổn thương (té ngã…) sưng đau nhiều

Nhũ Hương Cao (Ngự Dược Viện. Hứa Quốc Trinh) Trị mụn nhọt.

Nhũ Hương Tán (Y Phương Loại Tụ, Q.236. Kim Lễ Gia) Trị sản hậu mà xương khớp đau, da thịt nóng, da thịt đau, vú đau.

Nhũ Hương Liên Kiều Thang (Y Phương Hải Hội. Lê Hữu Trác) Trị thử thấp sinh ra kiết lỵ, đầu đau, họng đau.

Định Thống Nhũ Hương Thần Ứng Tán (Đông Viên Thập Thư. Lý Đông Viên) Trị té ngã tổn thương, gân xương đau nhức, bụng đau.

Ngũ Hương Truy Độc Hoàn (Dương Y Đại Toàn- Cố Thế Trừng) Trị mụn nhọt, ghẻ lở.

Thông tin tham khảo thêm

Phân biệt nhũ hương thật giả

Ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

Trị nhức đầu, đau mắt, huyết bốc lên, gân co cứng, cơ thể đau nhức:

+ Trị kinh bế, đau kinh thuốc phối hợp với Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa (Trung Dược Học).

+ Trị đau vùng thượng vị: phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Mộc hương, Trần bì (Trung Dược Học).

+ Trị phong thấp đau nhức: Khương hoạt, Tần giao, Đương qui, Hải phong đằng (Quyên Tý Thang – Y Học Tâm Ngộ)

+ Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung đều 5g, Bạch chỉ, Xích thược, Đơn bì, Sinh địa đều 10g, Cam thảo 3g. Tán bột, mỗi lần uống 3-4g, ngày 2 lần với rượu hoặc nước tiểu trẻ em chưng lên (Nhũ Hương Định Thống Tán – Lương Phương Tập Dịch).

+ Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: Nhũ hương, Chu sa, Một dược đều 5g, Huyết kiệt, Hồng hoa đều 6g, Nhi trà 10g, Xạ hương 2g, Băng phiến 3g. Tán bột, mỗi lần uống 0 2g với rượu (Thất Ly Tán->Lương Phương Tập Dịch).

+ Trị nhọt vỡ lâu ngày khó lành miệng: Nhũ hương, Một dược, tán bột, trộn với dầu (mè) đắp ngoài có tác dung tiêu thũng, sinh cơ tốt (Hải Phù Tán – Ngoại Khoa Trích Lục).

+ Trị viêm gan, vùng gan đau : Nhũ hương, Một dược, Miết giáp, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau, sắc lấy nước đặc, tẩm vào gạc, đắp lên vùng đau lúc còn ấm. Thẩm Tích Lâm dùng trị 32 ca, khỏi 21 ca, bớt đau rõ 6 ca, tiến bộ 3 ca (Giang Tô Trung y Tạp chí 1962, 8 : 39).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số người đang xem cùng bạn: 879Load

Bạn đang sử dụng thiết bị di động để truy cập ...

Bạn đang sử dụng desktop để truy cập ...

Chát qua Zalo Gọi điện cho chúng tôi
[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

×

Giá đã tốt nay còn tốt hơn!

[soon name="countdown" due="in 1 hours"][/soon]

CHÁT ZALO NGAY! GỌI ĐIỆN NGAY!

Mã của bạn là: 333Load

Xin chúc mừng bạn, vui lòng đọc mã này cho nhân viên CSKH khi được yêu cầu để được mua sản phẩm với giá siêu khuyến mãi!