Toàn bộ sản phẩm có mặt tại https://truongdu.com/ và đến tay khách hàng đều được đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chúng tôi cam kết sẽ bồi thường và hoàn tiền nếu phát hiện các sản phẩm được phân phối bởi chúng tôi là hàng giả, hàng nhái. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng & bảo hành * Quý khách hàng vui lòng đặt mua sản phẩm trên truongdu.com * Xin cảm ơn!

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?

Ẩm thực Việt Nam không chỉ ngon mà còn đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi món ăn thường chứa đựng rất nhiều hương vị và mùi vị đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, không phải món nào ngon cũng tốt cho sức khỏe, thậm chí nó là những món ăn gây hại. Ăn nhiều xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn… là nguyên nhân dẫn đến thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp, ung thư.

Chúng ta cùng tìm hiểu những món ăn gây hại này xem chúng có ảnh hưởng như thế nào nếu được hấp thu vào cơ thể thường xuyên qua bài viết sau.

Điểm mặt 5 món đứng đầu ‘bảng độc hại’ mà ngày nào bạn cũng ăn

Cơm tấm sườn nướng

Người dân Sài Gòn nói chung và cả nước nói riêng không còn xa lạ gì với món ăn thần thánh này nữa. Trong một đĩa cơm tấm có hầu hết những món đặc sản nhưng cũng độc hại vô cùng, đứng đầu là miếng sườn nướng béo ngậy. Sườn nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư.

Nghiêm trọng hơn, các món nướng trực tiếp trên lửa thường bị biến chất. Khi ấy, các chất dinh dưỡng bị tác động và phát sinh ra AGE – là hợp chất glycate độc hại thâm nhập vào các tế bào, mạch máu, các mô… làm tổn thương tổ chức mô lành, gây bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh…

Hơn cả chính là phần bì dai bùi thơm ngon. Với hiện trạng thực phẩm kém chất lượng như hiện nay thì khả năng bì được làm từ da heo bẩn là rất cao, nhất là với các quán vỉa hè. Bì được tẩm ướp và tẩy rửa với các chất cực mạnh nên sinh ra các chất kịch độc. Món này lại chứa nhiều chất bảo quản nên vô cùng độc hại cho sức khỏe.

Sườn nướng trong món cơm tấm được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất độc” – Món ăn gây hại.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Sườn nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư

Dưa cà muối

Các món muối chua này khá thịnh trong mâm cơm người Việt. Dưa cà muối được lên men khiến thực phẩm có vị chua tự nhiên. Vì bị biến đổi thành phần và lí tính bằng quá trình sinh hóa nên ít nhiều, chúng cũng gây tác động xấu cho sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu cho thấy, các món muối chua chứa nitrate cao bị chuyển hóa thành nitrite do vi sinh vật có trong nước dưa, cà muối tác động. Khi vào dạ dày, chất này có thể kết hợp với các chất khác tạo thành nitrosamine. Một khi đã phát sinh, nitrosamine có khả năng gây ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu còn khẳng định ăn nhiều đồ muối chua là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vòm họng đầy nguy hiểm.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Dễ làm dễ ăn nên món dưa cà khiến bạn cũng dễ…”ngủm” hơn nếu tiêu thụ quá nhiều.

Đồ chiên, bột chiên

Món ăn quen thuộc của cộng đồng người Hoa này đã trở thành đặc sản đường phố của giới trẻ Sài thành. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bột chiên cũng là một trong 5 món độc hại theo đáng giá của các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam. Bản thân bột làm bột chiên cũng được chế biến khá lâu và mất thời gian nên dễ làm biến tính đi các thành phần hóa học, sinh ra chất độc hại.

Dầu chiên ở các hàng quán vỉa hè thường là dầu cũ, có nơi còn dùng mỡ heo tổng hợp nên vô cùng bẩn. Nước tương pha cũng không ổn vì được chế biến sẵn từ dấm và để nhiều ngày, khi phát sinh men chúng sẽ dễ sinh ra gốc tự do gây ung thư.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Món bột chiên chưa bao giờ là lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe của bạn.

Trà sữa

Lên ngôi và thịnh hành trong suốt những năm qua, trà sữa trân châu mặc dù được cảnh báo là khá độc hại nếu như người bán sử dụng nguyên liệu kém chất lượng không rõ nguồn gốc, nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó. Đặc biệt, thành phần chủ yếu của hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm.

Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As). Theo các chuyên gia sức khỏe, khi ăn quá nhiều món này có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi dư thừa, gây các rối loạn chức năng sinh hóa từ bên trong.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?

Hoa quả ngâm chua ngọt

Ngày hè, món ăn vặt ngon lành tươi mát nhất đối với các chị em là cóc, xoài, me… ngâm chua ngọt. Món ăn có vị chua ngọt đặc trưng này được cho là cũng khá độc hại khi thâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các loại quả chua như cóc, xoài, me, dứa… thường chứa một lượng axit rất lớn nên cần ăn hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Nếu dùng nhiều chúng có thể gây tổn hại bao tử, ruột, gan về mặt lâu dài. Đặc biệt khi ngâm chua bằng các hóa chất, chúng sẽ lên men và có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, sốc phản vệ hoặc dị ứng hóa học nặng…

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Những món ngâm chua cần dùng giới hạn để đảm bảo sức khỏe về mặt lâu dài.

Người ta thường nói bệnh từ miệng mà ra, điều đó có ngụ ý hầu hết các căn bệnh của con người đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống hằng ngày. Với việc ăn uống thiếu lành mạnh, bạn vô tình “rước” bệnh vào cơ thể mình mỗi ngày mà không hề hay biết. Chỉ với một chút thay đổi cùng vài thói quen cơ bản, bạn sẽ phần nào hạn chế được điều đó. Hãy bắt đầu bằng việc ăn uống có khoa học để đảm bảo sức khỏe được củng cố ngay ngày hôm nay nhé.

Thực phẩm bẩn có thể gây bệnh ung thư như thế nào?

heo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 600 triệu người mắc bệnh và 420.000 người tử vong do ăn thực phẩm bẩn (thực phẩm không đảm bảo an toàn).
Thực phẩm bẩn có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau. Đáng sợ hơn, đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư->mối đe dọa của toàn nhân loại.

Chưa bao giờ những cụm từ thịt “bẩn”, lợn tăng trọng, gà thải loại, cá, mực ướp phoóc-môn, đậu phụ tẩy trắng bằng chất gây ung thư, hóa chất giúp mít, sầu riêng chín siêu tốc… lại được nhắc đi nhắc lại nhiều đến thế. Người tiêu dùng hiện nay luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng về nguồn gốc các loại thực phẩm có trên bàn ăn nhà mình… Không chỉ vậy, thực phẩm bẩn còn xuất hiện ở nhan nhản trước các cổng trường mẫu giáo, tiểu học, trung học khắp cả nước với hình dạng của bánh tráng trộn thiếu vệ sinh, trà sữa trân châu Trung Quốc, si rô phẩm màu…

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Người tiêu dùng hiện nay luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng về nguồn gốc các loại thực phẩm có trên bàn ăn nhà mình

Thực phẩm bẩn có thể gây những bệnh ung thư nào?

Theo các chuyên gia, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như:

Ung thư dạ dày->thực quản: Một số chất hóa học được dùng trong chăn nuôi hoặc để tẩy trắng thực phẩm, bảo quản thực phẩm có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

Ung thư đại trực tràng: Hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đáng lưu ý, những thực phẩm lên men, thực phẩm muối, thực phẩm chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như: thịt muối, dưa muối, cà, cá muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu….là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng tăng cao.

Ung thư gan: Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… từ thực phẩm “bẩn” khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, trong đó có ung thư gan. Ung thư gan là 1 trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ung thư tủy: Ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần có nguy cao bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt. Khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ…

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vòm họng là do lối sống. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đồ ăn lên men, thực phẩm bị nấm mốc, tồn dư hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Ngoài những bệnh ung thư nêu trên, thực phẩm bẩn còn là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trước vấn nạn thực phẩm bẩn?

Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh từng phát biểu: ”Con đường từ dạ dày đến nghĩa trang chưa bao giờ ngắn thế.“ Thực phẩm bẩn hiện đang được coi là “quốc nạn” và thách thức đối với toàn dân.

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình thoát khỏi “vòng vây” thực phẩm bẩn, ngoài việc nói không với các thực phẩm không an toàn, tốt nhất, chúng ta nên chủ động khám tầm soát ung thư định kỳ, để phát hiện và điều trị kịp thời những mầm mống ung thư từ khi chưa có triệu chứng.

9 mẹo ăn uống lành mạnh theo bạn suốt đời

Ăn uống lành mạnh không phải là lập ra công thức dinh dưỡng khắt khe hay phải bỏ đi thực phẩm yêu thích. Thay vào đó, nó cho bạn cảm giác tuyệt vời về ẩm thực, có nhiều năng lượng, mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

1. Làm mới chế độ ăn

Đơn giản hóa: Thay vì quá quan tâm đến tính toán năng lượng hoặc khẩu phần ăn, bạn hãy quan tâm đến màu sắc, đa dạng và tươi mới của thực phẩm, như thế sẽ dễ dàng chọn được thực phẩm lành mạnh hơn. Chìa khóa là tập trung vào những thực phẩm yêu thích và công thức nấu ăn đơn giản sao cho kết hợp được nhiều thực phẩm tươi. Dần dần chế độ ăn của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và ngon miệng hơn.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Chìa khóa là tập trung vào những thực phẩm yêu thích và công thức nấu ăn đơn giản

Từ từ thay đổi những thói quen ăn uống: Thay đổi lập tức những thói quen ăn uống đã thành nếp có vẻ khó khăn và dễ khiến kế hoạch mới bị đổ vỡ. Bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ, ví dụ mỗi ngày thêm một món rau trộn có đầy đủ các loại rau khác nhau hoặc chuyển từ bơ, các dầu ăn thông thường sang dầu ôliu khi nấu ăn.

Khi thay đổi này thành thói quen, bạn hãy thực hiện thêm những thay đổi khác. Chú ý không cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm bạn yêu thích mà phải đặt mục tiêu lâu dài là cơ thể có nhiều năng lượng, giảm ung thư và bệnh tật.

Thêm nước và tập thể dục vào chế độ ăn: Nước đào thải các chất cặn bã và độc tố khỏi cơ thể. Khi đói, uống nước cũng là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Cũng như vậy, bạn cần có một vài hoạt động và thêm nó vào cuộc sống hằng ngày của bạn giống như là thêm cây xanh, quả việt quất hoặc cá hồi. Những lợi ích sức khỏe của tập thể dục suốt đời giống như một thực phẩm lành mạnh cho bạn vậy.

2. Ăn uống điều độ

Nền tảng cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào là điều độ. Nhưng điều độ là gì? Bao nhiêu là chuẩn? Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống tổng thể của bạn, sao cho không phải ngày một ngày hai mà cho đến khi bạn có được trọng lượng lý tưởng. Do đó, hãy đăt chế độ ăn điều độ trong điều kiện cân bằng tất cả các carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất…

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Nền tảng cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào là điều độ.

Cân bằng và điều độ là ăn ít hơn mức hiện tại chúng ta đang ăn. Cụ thể, ăn ít các chất không lành mạnh (như chất béo bão hòa) và ăn nhiều các chất lành mạnh như rau, củ, quả. Điều này cũng không có nghĩa bạn phải bỏ đi thực phẩm yêu tích. Ví dụ, ăn thịt xông khói vào buổi sáng một tuần một lần, có thể cân nhắc điều độ nếu bạn ăn mức này vào bữa trưa hay bữa tối nhưng sẽ mất cân bằng nếu ăn kèm một hộp bánh rán hay pizza xúc xích.

Cố gắng không có nghĩa là phải cấm một số thực phẩm, bởi việc này sẽ khiến bạn thèm muốn hơn. Hãy ăn bớt đi và ăn không thường xuyên. Một số mẹo là sử dụng bát, đĩa đựng đồ ăn nhỏ hơn. Nếu đói hãy ăn thêm rau hay hoàn thành bữa ăn với hoa quả.

3. Ăn uống lành mạnh không phải là “ăn gì” mà là “ăn như thế nào”

Thói quen ăn uống có thể học được và điều quan trọng là bạn biết ăn như thế nào hơn là nuốt gọn một cái gì đó trước giờ làm hay ăn vội trên đường. Do đó, lời khuyên là:

  • Ăn với người khác bất cứ lúc nào có thể, nhất là cho trẻ em vì như thế sẽ hình thành thói quen lành mạnh. Việc ăn trước ti vi, máy tính sẽ rất có hại cho đầu óc và dạ dày.
  • Hãy dành thời gian thưởng thức bữa ăn: Chúng ta thường có xu hướng ăn vội vàng, việc này rất hại. Vì thế, hãy nhai chậm và tận hưởng hương vị của thực phẩm.
  • Lắng nghe cơ thể: Hãy xem cơ thể bạn có thể chứa được bao nhiêu đồ ăn. Trong khi ăn, hãy dừng lại trước khi bạn cảm thấy no vì phải mất vài phút não bộ mới lắng nghe được cơ thể mà lúc đó thì bụng đã no. Vì thế bạn hãy ăn từ từ.
  • Ăn sáng và chia nhỏ bữa ăn: Một bữa sáng lành mạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất và những bữa ăn nhỏ sẽ hiệu quả hơn hẳn so với 3 bữa ăn hàng ngày.
  • Tránh ăn vào ban đêm: Cố gắng ăn tối sớm trước bữa ăn sáng hôm sau từ 14 đến 16h. Nghiên cứu ban đầu cho rằng đây là cách đơn giản để điều chỉnh chế độ ăn uống và cho hệ tiêu hóa của bạn một kỳ nghỉ dài mỗi ngày để điều chỉnh trọng lượng. Tốt nhất hãy tránh các đồ ăn nhẹ sau bữa tối vì nó có nhiều mỡ và calo.

4. Thêm rau quả đầy màu sắc

Rau quả là nền tảng cho chế độ ăn lành mạnh. Chúng ít calo, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Thêm rau quả đầy màu sắc

Cố gắng ăn rau quả nhiều màu sắc trong bữa ăn mỗi ngày, bởi nó không chỉ nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều màu sắc sẽ cung cấp nhiều lợi ích khác nhau. Mục tiêu là phải ăn tối thiểu 5 màu sắc rau quả mỗi ngày. Một số lựa chọn tuyệt vời bao gồm:

  • Rau xanh: Rau diếp, cải xoăn, mù tạt, bông cải xanh, cải bắp vì chúng chứa nhiều canxi, magie, sắt, kali, vitamin A, C, E, và K.
  • Rau ngọt: Các loại rau ngọt tự nhiên như ngô, cà rốt, củ cải, khoai lang, khoai mỡ, hành, bí vừa thêm vị ngọt cho bữa ăn mà lại giảm cảm giác thèm đồ ngọt khác.
  • Trái cây: Hoa quả tươi cung cấp chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Ví dụ dâu tây chống ung thư, táo cung cấp chất xơ, cam xoài cho vitamin C…

Cần biết, các loại vitamin từ thực phẩm không phải là thuốc, nó không thể thay thế thuốc trị bệnh. Lợi ích của nó đến từ việc ăn thường xuyên và kết hợp nhiều loại.

5. Ăn nhiều tinh bột tốt và ngũ cốc thô

Ngoài việc ngũ cốc và tinh bột đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngon miệng, nó còn rất giàu phytochemical và chất chống oxy hóa, có thể chống bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là định nghĩa đơn giản về tinh bột tốt và tinh bột không tốt:

  • Tinh bột tốt bao gồm ngữ cốc nguyên hạt, đậu, quả và rau. Tinh bột lành mạnh được tiêu hóa chậm, giúp bạn no lâu hơn, giữ lượng đường trong máu và ổn định mức độ insulin.
  • Tinh bột không tốt là các loại thực phẩm như bột mì trắng, đường tinh chế, gạo đã bị loại bỏ cám, chất xơ và chất dinh dưỡng. Tinh bột xấu tiêu hóa nhanh, gây đột biến năng lượng và lượng đường trong máu.

Do vậy, ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo nâu, lúa mì, lúa mạch, kê… Thử nghiệm với các loại hạt khác nhau để biết bạn thích nhất loại nào. Bạn hãy chắc chắn đây là các loại ngũ cốc nguyên hạt 100%. Tránh thực phẩm tinh chế như bánh mì, mì tôm, miến, bột ngũ cốc ăn sáng mà không phải là ngũ cốc nguyên hạt.

6. Thưởng thức chất béo lành mạnh và tránh chất béo không lành mạnh

Chất béo lành mạnh rất cần thiết để nuôi dưỡng não, tim, các tế bào, mái tóc, da và móng tay chân. Trong chất béo tốt có hai loại là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

  • Chất béo không bão hòa đơn có nhiều trong dầu canola, dầu lạc, dầu ô liu, bơ và các loại hạt (như hạnh nhân, quả phỉ và quả hồ đào, bí ngô, vừng).
  • Chất béo không bão hòa đa, bao gồm Omega 3 và Omega 6, có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi, cũng như hạt hướng dương, ngô, đậu tương, quả óc chó.

Do đó, cần tăng ăn chất béo không bão hòa (chất béo tốt) và giảm chất béo bão hòa (chất béo xấu có nhiều trong mỡ động vật, thịt đỏ, da động vật, dầu dừa, dầu cọ…

7. Linh hoạt với protein

Protein cho chúng ta năng lượng để tồn tại và phát triển. Protein trong thực phẩm được chia thành 20 axit amin, giúp cơ thể tăng trưởng và cần thiết cho việc duy trì các tế bào, mô, cơ quan. Thiếu một protein trong chế độ ăn uống của chúng ta có thể làm chậm tăng trưởng, giảm khối lượng cơ bắp, miễn dịch kém và làm suy yếu tim và hệ hô hấp. Protein đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, trẻ ở tuổi dậy thì…. Tuy nhiên, ăn nhiều protein sẽ gây hại.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Protein cho chúng ta năng lượng để tồn tại và phát triển.

Dưới đây là một số hướng dẫn ăn protein để có sức khỏe lành mạnh:

  • Thử các loại protein khác nhau. Nếu bạn là người ăn chay có thể lấy protein ở các loại đậu, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu phụ, đậu nành…
  • Đậu: Protein có nhiều trong đậu đen, đậu navy, và đậu lăng…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào là sự lựa chọn tuyệt vời.
  • Sản phẩm đậu nành: Hãy thử đậu phụ, sữa đậu nành, bánh mì kẹp thịt và rau…
  • Giảm bớt protein trong khẩu phần ăn: Nhiều người ở phương Tây ăn quá nhiều chất đạm, và do đó sẽ gây hại cho gan thận, béo phì. Các chuyên gia khuyên ăn nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật và mỗi lứa tuổi khác nhau cần một lượng đạm khác nhau.

8. Thêm canxi cho xương chắc khỏe

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng để cơ thể khỏe mạnh, cần thiết cho cả nam và nữ. Hãy ăn thưc phẩm nhiều canxi hay thực phẩm có nhiều magie và vitamin D, K để giúp canxi làm công việc của mình.

Người bình thường cần 1.000 mg canxi mỗi ngày, người trên 50 tuổi cần 1.200 mg. Thêm vitamin D và canxi bổ sung nếu chế độ ăn của bạn không đủ chất dinh dưỡng. Nguồn cung cấp canxi bao gồm:

  • Sữa: sữa tươi, sữa chua, pho mát…
  • Rau quả xanh: Rau có màu xanh là nguồn giàu canxi. Hãy thử củ cải, mù tạt, cải xoăn, rau diếp, bắp cải, bông cải xanh, nấm, măng tây…
  • Đậu: canxi có nhiều trong đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng…

9. Hạn chế đường và muối

Đường là món ăn gây hại làm tăng giảm năng lượng và có thể thêm nhiều bệnh tật, cũng như thừa cân. Thật không may, giảm ăn bánh kẹo, món tráng miệng chỉ là một phần trong giải pháp. Thường thì chúng ta không nhận thức được lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Một lượng đường rất lớn có thể ở trong bánh mì, súp và rau đóng hộp, bơ thực vật, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, nước tương và nước sốt cà chua.

Món ăn gây hại? Biết hại có nên ăn?
Protein cho chúng ta năng lượng để tồn tại và phát triển.

Một số lời khuyên là:

  • Tránh đồ uống có đường: 1,5 cốc soda chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường, nhiều hơn giới hạn khuyến cáo hàng ngày. Do vậy, hãy thử nước chanh hoặc nước ép trái cây thay thế.
  • Ăn đồ ngọt tự nhiên như trái cây, hoặc bơ đậu phộng…
  • Kiểm tra thực phẩm cẩn thận: Đường thường được ngụy trang bằng các thuật ngữ ẩn trên nhãn thực phẩm, ví dụ như cane sugar or maple syrup, corn sweetener or corn syrup, honey or molasses, brown rice syrup…

Đối với muối:

Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều muối, việc này có thể gây ra cao huyết áp và dẫn đến vấn đề sức khỏe khác. Cố gắng hạn chế lượng natri 1.500 đến 2.300 mg mỗi ngày, tương đương với một muỗng cà phê muối.

Do đó, tránh thực phẩm chế biến hoặc đóng gói sẵn, chú ý với đồ ăn ở nhà hàng, lựa chọn rau tươi thay vì rau đông lạnh và đóng hộp, cắt giảm đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh quy, chọn các sản phẩm ít muối.

Question and answer (0 comments)

Số người đang xem cùng bạn: 379Load

Bạn đang sử dụng thiết bị di động để truy cập ...

Bạn đang sử dụng desktop để truy cập ...

Chát qua Zalo Gọi điện cho chúng tôi
[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

×

Giá đã tốt nay còn tốt hơn!

CHÁT ZALO NGAY! GỌI ĐIỆN NGAY!

Mã của bạn là: 553Load

Xin chúc mừng bạn, vui lòng đọc mã này cho nhân viên CSKH khi được yêu cầu để được mua sản phẩm với giá siêu khuyến mãi!