Chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư

Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng, đa số bệnh nhân chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư để nâng cao thể trạng.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bác sỹ đề cập hay đưa ra những thông tin cụ thể về ăn uống thế nào cho hợp lý.

Trong bài viết này, bạn sẽ có được toàn bộ thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, những nguyên tắc không thể thiếu trong việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh. Hãy đọc thật kỹ và áp dụng để có đủ dinh dưỡng và năng lượng cho hành trình chiến thắng ung thư.

Nội dung gồm 5 phần:

Hãy chọn ngay một phần để bắt đầu.

Phần 1: Sống nhờ ăn uống, chết cũng vì ăn uống sai cách

Ông cha ta có câu “Bệnh từ miệng mà vào, Họa từ miệng mà ra”. Dinh dưỡng là vấn đề đầu tiên cần được quan tâm với bệnh nhân trước, trong và sau điều trị ung thư.

Bản chất tế bào ung thư là những kẻ rất háu đói. Chúng luôn cần năng lượng để tồn tại, phát triển, lây lan. Do vậy chúng ta cần cô lập, ức chế chúng bằng các thực phẩm làm cho chúng yếu dần đi và chết từ từ. Phần cuối của bài viết này, bạn sẽ biết được các thực phẩm làm cho tế bào ung thư suy yếu.

Chế độ dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:

  • Cảm giác thoải mái hơn khi không cần phải căng thẳng về chế độ ăn uống quá kiêng khem.
  • Duy trì sức khỏe và năng lượng dòi dào để chống chọi với căn bệnh.
  • Duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cơ thể, hạn chế những tác động xấu của khối U gây ra cho cơ thể.
  • Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và nhanh hồi phục tổn thương.

Phần 2: Những quan điểm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư. Bạn cần phải xác định, việc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư là không dễ, nhưng không vì thế mà buông xuôi. Để giải quyết “bài toán khó” này, bạn cần tránh các quan điểm sai lầm sau đây về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư:

Bồi bổ quá mức

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Rất nhiều bệnh nhân trong một thời gian ngắn mà bồi bổ rất nhiều đồ được cho là quý, hiếm, và cực bổ như nhân nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. Việc làm này đôi khi lại gây ra hậu quả xấu với sức khỏe.

Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu thì sẽ dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục, hình thành nên chu kỳ ác tính, không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân.

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.

Chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư

Giảm bớt ăn uống

Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp “bỏ đói khối u”.

Phân tích cơ chế hoạt động của tế bào ung thư, GS.BS Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K, cho biết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.

Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này tạo nên quá trình “tự thực” – tự lấy đi dưỡng chất của cơ thể, bên cạnh quá trình “xâm thực” cơ thể của các tế bào ung thư.

Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ ăn uống vô phương

Rất nhiều bệnh nhân do lo lắng sau khi ăn uống khối u sẽ tái phát nên “đi lệch phương hướng”, chế độ ăn uống vô phương.

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, “tác nhân gây bệnh” chủ yếu do hàm lượng chất kích thích chứa trong thức ăn, protein biến thể, histamin và các chất khác gây tái phát bệnh cũ, dị ứng da…

Hiện nay y học hiện đại nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa có chứng minh nào về căn cứ chính xác cho cái gọi là “ chất tác nhân” nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư. Và trong một số chất tác nhân có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có “chế độ ăn uống” vô phương hướng. Cái gọi là “chế độ ăn uống” ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý.

Ví dụ: bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút…

Phần 3: Tế bào ung thư ăn gì?

Sau điều trị bất cứ bệnh ung thư nào, chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Bởi một thực đơn khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe, làm chậm sự phát triển khối u, ngăn ngừa tái phát. Một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn ung thư quay lại lần 2 là biết được món ăn ưa thích của tế bào ung thư ăn, từ đó cần hạn chế hoặc nói không hoàn toàn.

Chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư
Tế bào ung thư ăn gì?

Có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn rằng có phải ăn nhiều chất, nhiều đường sẽ khiến khối u ung thư phát triển nhanh hơn? Có phải ăn càng kham khổ càng có cơ hội bỏ đói tế bào ung thư?

Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này cho các bạn:

Chúng ta đều biết, tế bào ung thư như những kẻ phàm ăn, chúng ăn nhiều đến nỗi ăn luôn cả phần của tế bào thường.

Đường: là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại.

Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.

Sữa: làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.

Thịt đỏ: các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là thịt đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo.

Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.

Phần 4: Những bất lợi thường gặp do ung thư

Đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khỏe để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề. Nhưng, trong quá trình bệnh và điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư cũng gặp phải nhiều bất lợi.

Biếng ăn vấn đề thường gặp nhất ở những bệnh nhân ung thư hoặc đang được điều trị ung thư. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi, đôi khi là do những tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị…

Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Nhưng, dù với bất kỳ lý do gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện.

Lời khuyên là, nên ăn nhiều vào bữa sáng (1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Nên ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn… và nên đa dạng hóa thức ăn và món tráng miệng, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn…

Thay đổi khẩu vị: Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị.

Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị.

Khô miệng: Hóa trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng. Khi gặp phải điều này, thức ăn đối với bệnh nhân sẽ trở nên khó nuốt. Khô miệng góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng.

Trong trường hợp này, cần lưu ý: nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nhiều nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút…

Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng… thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hóa trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra.

Chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư
Những bất lợi thường gặp do ung thư

Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt: như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc… Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

Buồn nôn và nôn: Đa phần bệnh nhân hóa trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…

Ngại uống nước: Vấn đề nước uống cũng là vấn đề thường gặp. Người bệnh thường ngại uống nước.

Nhưng với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8 – 12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát; hạn chế những thức uống chứa cafein…

Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị.

Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25 – 35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên…

Phần 5: Nguyên tắc ăn uống không thể thiếu của bệnh nhân ung thư

Nên ăn gì?

Mấu chốt của vấn đề là có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, và bạn nên tuân thủ hướng dẫn trong “tháp dinh dưỡng”: các loại ngũ cốc (gạo, bánh mỳ, mỳ, yến mạch) nên được ăn với số lượng lớn nhất, theo sau là hoa quả rau xanh, và sau đó là các loại thịt và các lựa chọn thay thế.

Chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Bạn chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu.

Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, Bạn phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.

Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.

Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. “Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit”.

Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

Nếu bạn nhận được thông tin hữu ích từ bài viết, vui lòng hãy like và share những tri thức này tới người thân và bạn bè của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *