Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không có những công dụng gì?

Lá trầu không có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Trong lá trầu không là cây thuốc có tính chất dược học nên nó có chứa khá nhiều tinh dầu có đặc tính kháng sinh khá mạnh, kháng nấm và gây ức chế vi khuẩn, liên cầu khuẩn .v.v… Chính vì vậy mà lá trầu không được điều chế làm nhiều loại thuốc chữa các bệnh về răng miệng, phế quản như chữa ho, kháng nấm, kháng viêm, khử trùng, tăng cảm giác đói, khắc phục tình trạng khó tiêu, hạn chế các cơn đau do đầy hơi và các bệnh liên quan đến đường ruột và đặc biệt là chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

Tại sao dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn
Tuy biết rằng lá trầu không có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả nhưng một số người vẫn không hiểu tại sao lá trầu không lại có thể chữa được bệnh trĩ. Bởi thành phần của lá trầu không chứa rất nhiều các thảo mộc thiên nhiên từ tự nhiên, cứ 100g lá trầu không thì có đến 2.4g tinh dầu nên khi sử dụng người bệnh sẽ không có cảm giác khó chịu, khó nuốt như các vị thuốc đắng.

Đặc biệt là trong lá trầu không gồm có rất nhiều các chất giúp kháng viêm, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn cực tốt nên nó giúp cải thiện tình trạng viêm loét hậu môn, dùng tinh dầu này thoa lên vùng bệnh sẽ làm mềm thành mao mạch giúp se búi trĩ khiến cho búi trĩ tự co lại, giảm tiết dịch hậu môn, hạn chế tình trang viêm nhiễm, cầm máu nhanh chóng, làm giảm ảnh hưởng của bệnh trĩ cho cả một ngày dài.

Thêm vào đó, nhiều lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong lá trầu không còn giúp thúc đẩy cân bằng và ổn định pH dịch vị, tiêu hóa, bài tiết tốt hơn, cải thiện các chức năng của dạ dày giúp giảm ngay những triệu chứng khó chịu khi bị bệnh trĩ.

2 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

Cách 1 : Ngâm nước là trầu không để bệnh chữa trĩ

Nguyên liệu : Từ 10 – 20 lá trầu không

Các bước thực hiện như sau :

Bước 1 : Rửa sạch sau đó vò nát rồi cho vào nồi đun sôi

Bước 2 : Đợi để nước ấm, đổ vào một cái chậu nhỏ rồi ngâm hậu môn vào đó. Trong lúc ngâm nếu bị lòi dom thì dùng tay xoa nhẹ và ấn từ từ phần dòm lòi ra vào trong.

Bước 3 : Rửa lại bằng nước ấm và vệ sinh sạch sẽ.

Thời gian ngâm từ 15 đến 20 phút.

Mỗi ngày làm từ 2 đến 3 lần. Làm liên tục tối thiểu trong vòng một tháng cho đến khi cảm thấy bệnh trĩ không còn làm phiền đến bạn nữa.

Cách 2 :Xông lá trầu không chữa bệnh trĩ

Không nên xông lá trầu quá gần để tránh bị bỏng rát
Nguyên liệu : Từ 10 đến 20 lá trầu không không to bản cộng với một nhúm muối biển khoảng 1 đến 2g

Các bước thực hiện như sau :

Bước 1 : Rửa sạch, để ráo nước

Bước 2 : Cho lá trầu không vào nồi nước (1 lít) đun sôi trong 10 phút. Sau đó cho 1 thìa cà phê muối vào.

Bước 3 : Đổ ra một chậu sạch. Sau đó, ngồi để xông hơi vùng bệnh. Không nên xông khi hơi quá nóng sẽ làm vùng bệnh bị rát. Bạn chờ cho độ nóng của hơi bốc lên tương đối dễ chịu là có xông.

Xem thêm : Bio Trĩ – Giải pháp hữu hiệu dành cho người bệnh trĩ

Một số lưu ý đối với việc chữa bệnh bằng lá trầu không.

– Thứ nhất, việc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ áp dụng với các trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ. Các trường hợp bị bệnh trĩ nặng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc sử dụng phối hợp với các bài thuốc chữa trĩ khác.

– Thứ hai, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi ngâm rửa bằng lá trầu không, tránh để bị viêm nhiễm làm trầm trọng hơn tình trạng của người bệnh.

– Thứ ba, tác dụng của việc chữa trĩ bằng lá trầu không có tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh khi sử dụng phương pháp này phải kiên nhẫn và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh trĩ dứt hẳn.

– Cuối cùng, nếu chữa bệnh bằng lá trầu không một thời gian mà không thấy tiến triển về tình trạng bệnh thì người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp với việc uống thuốc hoặc các bài thuốc khác để việc chữa trị hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *