Bệnh Gút (Bệnh Gout) là một bệnh lý về chuyển hóa chất đạm có chứa nhân purin, gây ra bởi tình trạng tăng acid uric máu trong cơ thể, làm lắng đọng tinh thể muối urat hình kim tại khớp và các tổ chức mô, gây nên phản ứng viêm.
Bệnh Gút bị mắc phải phần đa là bệnh Gút thứ phát, do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến cơ thể như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, điều độ; ăn vô độ các thức ăn giàu chất đạm, chất béo; uống nhiều rượu bia, nước ngọt; do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây lợi tiểu… khiến axit uric tích tụ trong cơ thể, hình thành tinh thể urat nơi các khớp xương.
Chế độ sinh hoạt hợp lý cho bệnh nhân Gút
Tránh sử dụng các thuốc có tác dụng phụ làm tăng acid uric máu, các yếu tố làm khởi phát cơn Gút cấp như stress, chấn thương….
Uống nhiều nước, khoảng 2 – 4 lít/24h, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14 phần nghìn. Điều này sẽ giúp tăng lượng nước tiểu, hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu. Hạn chế uống rượu bia và các loại nước uống tạo ngọt bằng siro bắp có chứa hàm lượng đường cao
Thực phẩm bệnh nhân Gút cần tránh
Người mắc bệnh Gút nên hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm giàu đạm nhân purin như: hải sản, động vật có vỏ, nội tạng động vật, trứng lộn, thịt thú rừng….
Tăng cường sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh Gút như: sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, bơ, phomat…); trứng; các loại ngũ cốc; hoa quả và rau xanh.
Điển hình trong các loại rau xanh có Tía Tô, một thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh Gút. Từ xưa đến nay, lá Tía Tô đã được sử dụng trong nền ẩm thực Nhật Bản, ăn kèm với các món truyền thống như Sushi, Sashimi, giúp giảm mùi tanh, giải độc hải sản, hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh Gút hiệu quả.
Ngoài ra còn có dây Gắm – một vị thuốc cổ truyền của người dân tộc Tày, Yên Bái trong điều trị các bệnh về xương khớp. Y học hiện đại với nhiều nghiên cứu dược lý cũng đã chỉ rõ: cao gắm bổ can thận, gắm giúp tiêu viêm, có tác dụng giảm đau tự nhiên, cao gắm làm giảm đau nhức xương khớp. Các thành phần chiết xuất từ dây gắm giúp hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric trong máu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe EU-GUTS được bào chế dưới dạng cốm, với nhiều ưu điểm vượt trội như hàm lượng dược chất cao (Cao gắm 5g, Cao Tía tô 1g), gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác cùng loại, là sản phẩm được người mắc bệnh Gút lựa chọn để điều trị và hỗ trợ điều trị Gút.
Người mắc bệnh Gút nên giảm cân và tập thể dục thể thao thường xuyên
Mỗi ngày bệnh nhân Gút nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa, hỗ trợ giảm cân, làm săn chắc các cơ bắp. Việc kiểm soát được cân nặng cũng sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp xương, tốt cho người bệnh gút và nhiều bệnh lý về xương khớp khác.
Việc tập thể dục thường xuyên giúp người mắc bệnh Gút tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Máu tuần hoàn thuận lợi giúp nuôi dưỡng và bôi trơn các khớp tốt hơn. Từ đó hạn chế được sự lắng đọng acid uric tại khớp, giúp giảm đi đáng kể những cơn đau gút.
Việc xuất hiện cơn gút cấp có thể làm gián đoạn quá trình tập luyện. Khi cơn đau Gout có cường độ nặng, bệnh nhân nên hạn chế vận động. Nếu cơn gút cấp đã thuyên giảm, chỉ còn đau nhẹ, lúc này có thể tiến hành một số động tác vận động nhẹ nhàng, giúp giảm phần nào các triệu chứng đau khớp do bệnh Gút