Toàn bộ sản phẩm có mặt tại https://truongdu.com/ và đến tay khách hàng đều được đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chúng tôi cam kết sẽ bồi thường và hoàn tiền nếu phát hiện các sản phẩm được phân phối bởi chúng tôi là hàng giả, hàng nhái. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng & bảo hành * Quý khách hàng vui lòng đặt mua sản phẩm trên truongdu.com * Xin cảm ơn!

Biểu hiện của say nắng và cách xử lý

Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn thân nhiệt do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở trong môi trường nhiệt độ quá cao thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Say nóng diễn tiến từ từ, thân nhiệt không vượt quá 400C còn say nắng thì diễn tiến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, kèm tổn thương thần kinh và có thể gây tử vong.

Thời điểm thường bị say nắng nhất là vào buổi trưa, đặc biệt lúc giữa trưa vì lúc đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất và ánh nắng chứa nhiều tia tử ngoại nhất.

Đối tượng hay bị say nắng

Những người làm việc ngoài trời nắng lâu hoặc những người mang trong mình một số bệnh như người mắc bệnh tim mạch, người bị viêm nhiễm, người bị suy dinh dưỡng, người hay bị đi ngoài, người thiếu nước… rất dễ bị say nắng.

Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, sản phụ và cả ở trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị say nắng nhất vì cơ thể họ yếu hơn. Sở dĩ người cao tuổi dễ bị là do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hoạt động của hệ tuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh. Còn phụ nữ có thai và sản phụ là đối tượng có sức khoẻ yếu, việc mang thai và sinh nở đã tiêu hao của họ nhiều năng lượng

Yếu tố nguy cơ

  • Béo phì hoặc thiếu cân.
  • Kiệt muối nước.
  • Sống một mình.
  • Tuổi quá cao hoặc quá nhỏ.
  • Sự thích nghi với khí hậu.
  • Không uống nước, môi trường nóng.
  • Tình trạng sức khỏe: mắc các bệnh như: đái tháo đường, bệnh tim->phổi->thận, bệnh tâm thần…
  • Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…

Biểu hiện

Say nóng:

  • Da lạnh, ẩm ướt và tái mét.
  • Vã mồ hôi.
  • Miệng khô.
  • Mệt mỏi, đuối sức.
  • Choáng váng.
  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn, thỉnh thoảng nôn.
  • Vọp bẻ.
  • Mạch nhanh và yếu.

Say nắng

  • Sốt cao (39,8 độ C trở lên).
  • Da nóng, khô và đỏ.
  • Không có mồ hôi.
  • Thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu.
  • Đồng tử giãn.
  • Lú lẫn, mê sảng, ảo giác.
  • Co giật.
  • Bất tỉnh.
Biểu hiện của say nắng và cách xử lý
Dấu hiệu và cách chữa trị SAY NẮNG

Phương pháp xử lý

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng->say nóng, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Trong khi đợi hỗ trợ y tế đến, cần phải tiến hành sơ cứu:Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc tới một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.

Nếu có thể được, đo thêm nhiệt độ trung tâm cơ thể của bệnh nhân và bắt đầu tiến hành sơ cứu bằng cách làm mát:

  • Làm mát ngay tức thì: quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
  • Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân (do các khu vực này nhiều mạch máu gần da nên làm lạnh chúng giúp hạ nhiệt độ nhanh chóng).
  • Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Nếu hỗ trợ y tế tới muộn, bạn có thể gọi điện tới phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.

Theo dõi liên tục ý thức, tình trạng mất nước nặng nếu cần phải hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng kỹ thuật CRP (hồi sinh tim phổi) cơ bản.

Biến chứng của say nắng

  • Tim mạch: Nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, thay đổi ST->T, tăng men tim, thủng cơ tim.
  • Phổi: phù phổi, sặc phổi, kiềm hô hấp và ARDS.
  • Thận: tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp.
  • Điện giải: Hạ kali máu, tăng kali máu, hạ calci máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu.
  • Huyết học: Rối loạn đông máu, DIC.
  • Thần kinh: Liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn.
  • Gan: Vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan.

Phòng tránh say nắng

  • Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, và đội một chiếc mũ rộng vành.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước, khuyến khích nhiều nước trái cây, nước rau, nước uống bổ sung điện giải khi hoạt động trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Hoạt động, làm việc tránh thời điểm nắng gắt, nhất là buổi trưa.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF > 30.
  • Tại nhà, đóng cửa rèm, che chắn cửa…trong thời gian nóng nhất trong ngày. Nghỉ ngơi nơi có điều hòa, nhiều cây xanh hoặc nơi râm mát.
  • Tránh các chất lỏng có chứa cafein hoặc chất có cồn.
Question and answer (0 comments)

Số người đang xem cùng bạn: 527Load

Bạn đang sử dụng thiết bị di động để truy cập ...

Bạn đang sử dụng desktop để truy cập ...

Chát qua Zalo Gọi điện cho chúng tôi
[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

[ X ]
Sản phẩm khách đặt

ĐẶT HÀNG THÀNH CÔNG

×

Giá đã tốt nay còn tốt hơn!

CHÁT ZALO NGAY! GỌI ĐIỆN NGAY!

Mã của bạn là: 501Load

Xin chúc mừng bạn, vui lòng đọc mã này cho nhân viên CSKH khi được yêu cầu để được mua sản phẩm với giá siêu khuyến mãi!