Bệnh xương khớp  – Những thông tin không chỉ người lớn tuổi cần biết

Cuộc khảo sát gần đây nhất của chúng với đối tượng người độ tuổi từ 35 đến 65 cho thấy: Cứ 1000 người thì có đến hơn 400 người mắc các chứng bệnh về xương khớp.

Và theo thống kê của ngành xương khớp Việt Nam, hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về viêm khớp chiếm 35% dân số, bệnh đặc biệt phát triển nhiều hơn ở phụ nữgấp 3 lần nam giới. Đây quả thực là thực trang đáng lo ngại cho sức khỏe chúng ta.

Vậy thì???

Bệnh xương khớp cụ thể là gì? Bệnh có những biểu hiện và biến chứng như thế nào? Làm thế nào để tránh khỏi căn bệnh quái ác này… Hãy cùng chúng tôi đọc tiếp phần dưới của bài viết sau đây.

I. Bệnh xương khớp là gì? Những thông số gây chú ý về bệnh

Bệnh xương khớp là căn bệnh tổng hợp, tên gọi chung cho những bệnh liên quan về xương, khớp. Nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy có đến hơn 150 bệnh viêm khớp, nhưng chúng ta sẽ khó chuẩn đoán được mình đang bị cụ thể là bệnh gì nếu không đọc ky bài viết này hoặc không đi chẩn đoán.

Có thể nói, đau nhức là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất để bạn biết mình đang có vấn đề về sức khỏe xương khớp. Đây là tình trạng tổn thương các khớp với các triệu chứng như cứng khớp, sưng khớp, đau nhức và mỏi khớp, khớp bị biến dạng…. Tất cả các triệu chứng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của cơ thể.

benh xuong khop

Bệnh về xương khớp có rất nhiều loại, một vài bệnh nổi bật như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…… Chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp tăng theo tuổi tác và thời gian. Cụ thể, chỉ tính riêng thoái hoá khớp gối, nếu trong độ tuổi từ 26 trở xuống, chỉ có khoảng 4,9% đối với nữ và 4,6% đối với nam mắc bệnh thì ở độ tuổi 27-45, tỉ lệ này là 19,3% với nữ và 18,6% đối với nam và tăng vọt lên gần 50% khi ở tuổi 46-60…. và 100% ở người trên 90 tuổi.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, hơn 1/3 dân số mắc các bệnh về xương khớp. 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Mỗi năm bệnh này gây ra 1 triệu lượt nhập viện, 45 triệu lượt khám, làm tổn thất 100 tỷ USD cho chi phí cải thiện và mất sức lao động.

II. Các loại bệnh xương khớp phổ biến

Loãng xương

Có lẽ không cần nói bạn cũng hiểu, loãng xương là căn bệnh đi theo tuổi tác, tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng lớn. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1000 mg canxi, lượng canxi này chủ yếu được cung cấp từ đồ ăn mỗi ngày, tuy nhiên với những người mắc bệnh lý về dạ dày thì không phải ai cũng hấp thụ được lượng đồ ăn chúng ta thu nạp.

loang xuong
Cấu trúc xương của bệnh loãng xương

Đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng hormon oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Sự suy giảm oestrogen sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, từ đó khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi tiền mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 – 4%).

Loãng xương có biểu hiện rõ nhất vào ban đêm, ngoài đau nhức, mệt mỏi, chuột rút… nếu bạn không điều trị bệnh thì hậu quả xấu là rạn xương, dễ nứt vỡ, gãy xương.

Hãy phòng bệnh loãng xương bằng cách bồi dưỡng thêm vitamin D, thêm đồ ăn giàu canxi… và chữa trị dứt điểm các loại bệnh xương khớp hiện có.

Gai cột sống, đốt sống

Gai cột sống là cột sống bị thoái hóa, nguyên nhân của bệnh có thể là viêm khớp cột sống mạn tính, lắng đọng calcium ở dây chằng do rối loạn chuyến hóa, di chứng của chấn thương cũ.

Biểu hiện rõ ràng nhất của gai cột sống chính là đau lưng, đau vai, tê tay chân. Khi đã bị gai cột sống, bệnh nhân cần tránh các hoạt động nặng và tăng cường, duy trì phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, chơi thể thao nhẹ nhàng.

Gai cột sống
Gai cột sống là cột sống bị thoái hóa,

Thoái hóa cột sống, thoái hóa đầu gối

Thoái hóa cột sống nếu không điều trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi bị bệnh các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị cứng, giòn, phình to, vôi lắng đọng bên trong làm các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra các cơn đau kéo dài.

Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống nếu không điều trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống dễ mắc phải nhưng rất khó chữa. Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc chịu tác động tiêu cực dẫn đến bị rách khiến khối nhân nhầy theo vết nứt của vòng sợi thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép ống sống, rễ thần kinh gây đau đớn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa

Nguyên nhân của thoát vị địa đệm đến từ rất nhiều nguyên nhân:

  • Thoái hóa sinh học: Đĩa đệm mất nước do tuổi cao nên dễ bị bào mòn và tổn thương
  • Chấn thương: Khi chấn chương như ngã dập mông, tai nạn.. khiến bao xơ bị nứt, rách thì nhân nhần bị thoát ra
  • Nghề nghiệp: Người phải cúi lâu, bê vác nặng… đề dễ bị thoát vị đĩa đệm
  • Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền cho con cái
  • Ngồi, đứng, làm việc sai tư thế: Làm việc sai thư thế khiến cột sống phải ưỡn, khom, vẹo.. quá giới hạn
  • Chế độ sinh hoạt không đảm bảo: Hút thuốc, ăn uống thiếu hoặc thừa chất gây ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.

Khi bị thoát vị đĩa đệm mà không chữa trị đúng phương pháp sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm: teo cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn tiểu tiện, hạn chế và rối loạn vận động, tàn phế…

Bệnh Gout

Bệnh Gout khiến cho người bệnh đau đớn vô cùng mỗi lần ăn uống quá chén, hoặc đồ ăn nhiều chất đạm. Nguyên nhân, đặc điểm về bệnh đã được chúng tôi nêu rất rõ trong bài viết liên quan. Hãy đọc và tìm hiểu thêm tại đây.

Bệnh Gout
Bệnh Gout khiến cho người bệnh đau đớn

Còn rất nhiều bệnh về xương khớp khác gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe hàng ngày của bạn. Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân, hiểu cơ thể và chăm sóc đúng cách thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ nặng nề. Phần tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh xương khớp, đừng bỏ qua nhé, có thể nó chính là đời sống hàng ngày của bạn đấy!

III. Nguyên nhân bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi không phải từ chính chủ thể. Tuy nhiên, hiểu rõ được những tác động không tốt cho xương sẽ giúp bạn tránh khỏi phần lớn những hậu quả đáng tiếc.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp có thể nói đến gồm:

  • Hậu quả của tuổi tác
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đầy đủ gây thiếu canxi, dưỡng chất nuôi khớp
  • Đau xương khớp do vận động
  • Rối loạn chuyển hóa, axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout, hay do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống
  • Di dạng bẩm sinh
  • Đau xương khớp do tổn thương xương
  • Nhiễm virut, vi khuẩn
  • Một vài bệnh xương khớp liên quan đến tiền sử gia đình

IV. Biểu hiện của bệnh

Bệnh xương khớp là căn bệnh nói chung,nên hầu hết các dấu hiệu đều xuất phát từ các cơn đau, nhức xương khớp tay, chân, đau mỏi vai gáy… Tuy nhiên, mỗi biểu hiện nhỏ hàng ngày bạn không để ý đến cũng là nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Một số dấu hiệu dưới đây là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân xương khớp, viêm xương khớp, thoái hóa:

Cứng khớp mỗi sáng

Thực tế thì bất cứ ai trong chúng ta đều gặp phải triệu chứng khó đi lại sau khi thức dậy khoảng nửa giờ. Nhưng cứng khớp và khó khăn hẳn thì thường chỉ gặp ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc có vấn đề về xương khớp.

Tình trạng cứng khớp này có thể diễn ra 30 phút hoặc hơn dựa vào tình trạng bệnh tật của từng người.

Đau khớp khi vận động

Mỗi khi đi lại hoặc gập gối, khớp chân thường cứng hoặc đau nhói rất rõ ràng. Đây là biểu hiện nói rằng bạn đang bị bệnh xương khớp hoặc viêm xương khớp.

Với những người bị thừa cân, béo phì thì bệnh này càng dễ có nguy cơ. Theo Patience White, Phó Chủ tịch Quỹ Phong thấp tại Mỹ: “Mỗi 0,5kg cân nặng thừa giống như một khối nặng 2kg đè lên đầu gối”. 60% người béo phì mắc bệnh viêm khớp.

benh xuong khop
Đau khớp khi vận động

Đau dữ dội ngón chân cái

Bệnh xương khớp có đặc điểm thông thường thì trong 1 thời điểm chỉ 1 khớp bị đau nhức, và khớp ngón chân cái là khu vực thường xuyên bị đau nhất, mặc dù bạn vẫn có thể bị đau ở các vùng khác.

Mệt mỏi, cảm cúm

Người bị bệnh xương khớp cũng có những biểu hiện giống như một người bị cảm cúm, có thể bị thiếu máu, giảm cân, mệt mỏi, sốt kéo dài, mắt khô, đỏ..

Còn rất nhiều biểu hiện khác của bệnh có thể bạn không để ý đến như những cơn co rút xương khớp, đau nhức nhẹ,  hơi nhói đau mỗi lần vân động… Vì thế, hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình để đảm bảo tránh được những biến chứng đáng tiếc từ bệnh.

V. Biến chứng của bệnh xương khớp

Gây biến dạng, giảm khả năng vận động, có thể dẫn tới tàn phế

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây hủy hoại nhiều khớp với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn khi vận động. Do hậu quả của viêm màng dịch nên các sụn khớp và đầu xương có thể bị bào mòn. Nếu không được điều trị tốt thì các tổn thương ở sụn khớp sẽ ngày càng nặng, làm cho các khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính lại với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, làm mất chức năng khớp.

benh xuong khop
Bệnh xương khớp gây biến dạng, giảm khả năng vận động, có thể dẫn tới tàn phế

Theo các nghiên cứu, có khoảng 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, vận động bị hạn chế. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt bình thường.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ đột tử do bệnh mạch vành cao hơn so với những người không bị bệnh.

benh xuong khop
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Bệnh thận

Bệnh xương khớp không có ảnh hưởng nhiều lên thận nhưng các thuốc điều trị bệnh xương khớp lại có thể gây ra các thương tổn cho thận, đặc biệt là khi bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Gây khó thụ thai

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 – 3 lần nam giới trong đó 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch. Những sản phụ bị viêm khớp cũng có nguy cơ sinh non tăng cao hơn bình thường.

VI. Cách chữa trị bệnh

Các chuyên gia khẳng định, bệnh về xương khớp nói chung, thoái hoá khớp nói riêng là bệnh tất yếu của mỗi người khi lớn tuổi, bệnh có thể đến chậm nếu phòng ngừa sớm và đúng cách. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân chưa hiểu biết cặn kẽ, chính xác nguyên nhân và chưa biết phòng bệnh, điều trị sớm đúng cách nên không phát huy tối đa hiệu quả.

Để đối phó với các cơn đau nhức xương khớp kéo dài, đặc biệt là đau dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, mưa lạnh, nhiều người chỉ biết làm dứt cơn đau tạm thời bằng các loại thuốc giảm đau đơn thuần. Việc này gây hậu quả xấu tới cơ thể như làm đau dạ dày, bao tử; trữ nước gây phù nề…

Làm dứt cơn đau tạm thời mà không trị bệnh tận gốc còn đẩy tình trạng bệnh nguy hiểm hơn bởi thoái hoá khớp là tình trạng sụn khớp đã bị bào mòn, xương dưới sụn bị tổn thương, gây viêm sưng khớp, dẫn đến đau nhức; vận động, đi lại khó khăn. Đau dữ dội nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa, những lúc trời mưa lạnh. Do đó nếu chỉ cắt cơn đau mà không điều trị tận gốc là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn thì sẽ khiến việc điều trị bệnh không hiệu quả, bệnh nặng hơn, dẫn tới nhiều biến chứng, có thể gây tàn phế, không còn khả năng đi lại.

Một số phương pháp chữa trị bệnh xương khớp hữu hiệu nhất hiện nay gồm:

Vật lý trị liệu

Ở mức độ bệnh tình nặng thì cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.

benh xuong khop
Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh.

Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau. Châm cứu là biện pháp ít tốn kém lại có hiệu quả lâu dài.

Sử dụng thuốc Tây

Như đã nói ở trên, thuốc Tây có tác dụng rất nhanh chóng giúp bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau tức thì dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hợp lý hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc như đau dạ dày, phù nề…

Sử dụng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y luôn là cách được tin tưởng và hiệu quả nhất với bệnh xương khớp. Thuốc  Đông y có thành phần 100 % thảo dược thiên nhiên nên đảo bảo cho người bệnh hiệu quả tốt và không bị ảnh hưởng nhiều cũng như tác dụng phụ đến sức khỏe con người.

Có rất nhiều loại thuốc Đông y khác nhau trên thị trường và được quảng cáo là công bệnh nhanh, dứt điểm bệnh xương khớp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và uy tín lâu năm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng An Xương Khớp của S2 Sức Khỏe.com.

An Xương Khớp có tác dụng rõ rệt với bệnh nhân, tác dụng của sản phẩm gồm:

  • Giảm triệu chứng đau cứng khớp
  • Tăng cường đến 85% khả năng lưu thông khí huyết
  • Tự chữa lành cơ thể nhờ kích thích tái tạo cơ cấu
  • Tăng miễn dịch, lưu thông kinh lạc, tránh viêm nhiễm
  • Cơ gân dẻo dai, sụn khơp tái tạo, dịch khớp tăng
  • Cân bằng âm dương, cơ thể khỏe mạnh, thoải mái hơn
  • Kích thích tăng sản xương, vận động linh hoạt và xương chắc khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *