Bệnh gút là gì ?
Bệnh gút (Gout) một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai chứ không phải là căn bệnh “nhà giàu” như mọi người vẫn thường nghĩ. Hiểu được bệnh gút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện của bệnh để nhận biết mắc bệnh sớm sẽ giúp chúng ta có phương pháp điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra đối với sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt.
Bệnh gút (Gout), trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.
Theo các bác sĩ, ở nhiều người, cơn đau đầu tiên của bệnh gút (gout) xảy ra ở ngón chân cái. Đau đến mức đang ngủ có thể tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.
Cơn đau khi bị bệnh gút (gout) có thể do căng thẳng, rượu, ma túy hoặc một bệnh lý khác gây ra.
Nhiều bệnh nhân vì không được chẩn đoán và điều trị đúng một thời gian dài nên phải gánh chịu nhiều hậu quả xấu của bệnh. Sự thiếu hiểu biết đã làm cho gút – một bệnh vốn dễ chẩn đoán và dễ kiểm soát đã trở thành một bệnh nan y.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh gút:
Bệnh gout là một bệnh lý xương khớp, liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa purin và giảm đào thải acid uric trong cơ thể. Nguyên nhân bệnh gout trực tiếp là do sự lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp và cả tim, thận. Cụ thể lý do dẫn đến hiện tượng này là bởi 10 nguyên nhân sau đây:
- Giới tính: Thường thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout nhiều hơn ở nữ. Một phần là do lối sống và chế độ ăn uống nhiều chất, rượu bia, thuốc lá của nam giới.
- Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chế độ ăn nhiều purin.
- Do di truyền và cơ địa: Những người có cha mẹ mắc bệnh gout thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn 20% người bình thường. Bởi vì, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều dẫn đến lượng acid uric trong máu tăng cao. Nguyên nhân bệnh gout này có thể gọi là do nguyên phát.
- Uống nhiều đồ uống có cồn: Rượu bia làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì có tới 80% người bệnh gout uống ruợu bia thường xuyên lâu năm.
- Người béo phì: Những người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Khi thừa cân khiến cho hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, khả năng đào thải kém.
- Ảnh hưởng của các lọai thuốc gây rối loạn chuyển hóa acid uric như: Thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh packinson, thuốc lợi tiểu thiazide,…
- Do cơ thể bị nhiễm chì tăng nguy cơ nhiễm bệnh gout.
- Do uống quá nhiều vitamin có chứa niacin.
- Cấy ghép các cơ quan trên cơ thể khiến cho nguy cơ bị gout cao hơn bình thường.
- Bệnh nhân mắc các bệnh như: Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid trong máu,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút:
Các khớp chi dưới, đặc biệt là ngón chân xuất hiện những vết sưng đỏ, kèm theo những cơn đau nhức bất ngờ và rất khó chịu, chỉ cần chạm nhẹ vào những chỗ sưng đỏ cũng khiến người bệnh đau đớn dữ dội.
Ngoài các khớp ở phần chi dưới như bàn chân, cổ chân, đầu gối các cơn đau còn xuất hiện ở các bộ phận khác như cổ tay, bàn tay, các phần khớp khác.
Người mắc bệnh Gout ử động trở nên khó khăn, các khớp xương bị xưng đỏ, đau đơn và khô cứng khiến người bị cảm thấy đau nhức, khó vận động hơn rất nhiều
Trong một số trường hợp dấu hiệu bệnh Gout không rõ rệt chi thấy đau nhẹ và xuất hiện các u tại các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân,… nếu không để ý rất dễ nhầm với dấu hiệu bong gân.
Những người mắc bện Gout thường là nam giới do ăn uống quá nhiều đồ ăn chưa đạm như tôm, cá, thịt, nội tạng động vật,… uống rượu bia nhiều, nhưng cũng không ít trường hợp bị Gout do nguyên nhân di truyền.