“Dạ dày, bệnh dạ dày …” đều là những từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều hơn hết trong các loại bệnh của con người hiện nay.
Trong một cuộc khảo sát với 5385 người, chúng tôi thống kê được 3871 người có vấn đề với dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Những chứng bệnh phổ biến nhất đó chính là: viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, đại tràng…
Những con số trên thật sự là một báo động lớn với nguy cơ dạ dày cho người Việt. Thế nhưng, bạn đã thật sự quan tâm đến sức khỏe của mình hay gia đình?
Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về dạ dày, vai trò của dạ dày cũng như nguy cơ ảnh hưởng của bệnh dạ dày với con người. Hãy đọc thật kỹ và chia sẻ lại cho người thân cùng tìm hiểu!
Phần 1: Dạ dày và vai trò của dạ dày với cơ thể
Dạ dày và cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể con người. Dạ dày được nối với phần thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng bên ngoài hơi giống chữ J, có dung tích khoảng 4,4->51 lít nước.
Chụp X-quang chúng ta sẽ thấy được cấu tạo dạ dày của người già, người thấp béo và trẻ em có hình dáng sừng bò. Người cao gầy thì giống hình móc câu. Người có cơ thể vạm vỡ, cường tráng thì có hình chữ J. Dung tích dạ dày có thể tăng trưởng theo số tuổi.
Dạ dày thực hiện 2 chức năng chính đó là:
- Nghiền thức ăn cơ học, thấm dịch vị
- Phân hủy thức ăn nhờ enzyme
Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp. Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.
Cấu tạo của dạ dày trong cơ thể con người
Dạ dày trong cơ thể con người được chia thành những phần sau:
- Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc ngăn cách với phần thực quản.
- Đáy vị: Phần này bình thường được dùng để chứa không khí.
- Thân vị: Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
- Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
Từ ngoài vào trong dạ dày bao gồm 5 lớp:
- Thanh mạc: Bộ phận này tức là lớp phúc tạng bao bọc dạ dày.
- Tấm dưới thanh mạc: Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong đó là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp cơ: bao gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Tấm dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc có chứa các tuyến của dạ dày, các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene. Đồng thời có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như histamin, gastrin, giúp hấp thụ sinh tố B12
- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày: Bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau, chúng giúp bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.
Bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn về dạ dày:
Vai trò của dạ dày với con người
Vai trò của dạ dày vô cùng quan trọng, nó là 1 trong những bộ phận của hệ tiêu hóa, là bộ phận tiêu hóa và dự trữ thức ăn để cung cấp dưỡng chất đi nuôi tất cả các tế bào trên cơ thể.
Con người không thể tồn tại nếu không được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng và muốn có các chất như vậy thì chúng ta lại phải nhờ đến vai trò của dạ dày. Dạ dày người là loại dạ dày đơn có vai trò co bóp nghiền nát thức ăn và sau đó tiếp tục chắt lọc đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, song song là chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng.
Trước hết, dạ dày có nhiệm vụ như một nơi dự trữ thức ăn. Màng lót sau đó sản xuất ra một dịch vị đặc biệt có chứa axit và các enzyme để phân huỷ thức ăn và bằng cách đó giúp tiêu hoá. Trong dạ dày, thức ăn được trộn lẫn cùng với các dịch vị tiêu hoá cho đến khỉ nó tạo thành một chất mềm nhão, mà sau đó được đẩy đỉ vào tá tràng. Tại chỗ gặp nhau giữa dạ dày và tá tràng có một vòng cơ, cơ thắt môn vị, cơ này thỉnh thoảng nới lỏng để cho thức ăn đi vào tá tràng. Sau đó thực phẩm được đẩy theo các ruột để được tiêu hoá thêm và hấp thụ.
Lối ra của dạ dày được bảo vệ bằng một cơ được gọi là cơ thắt môn vị, rất giống cơ cấu lối vào dạ dày, ngoại trừ nó không được đóng hoàn toàn. Khi các song nhu động đẩy dịch nuôi đi qua dạ dày, cơ thắt môn vị để cho dịch nuôi đi ra theo các lượng nhỏ, đi vào trong ruột non.

Người ta thường cho rằng dạ dày như một cái túi, có lúc thì đầy căng, nhưng thường thì trổng rỗng. Nếu quả như vậy, nó là một cái túi rẩt đặc biệt vì thành của nó có những cơ co giãn. Khi thức ăn đi vào, dạ dày có thể tăng kích thước lên gấp đôi. Khi thức ăn được tiêu hoá một phần và đi qua ruột non, dạ dày xẹp xuống. Nó nhỏ đi, nhưng không hẳn là trỗng rỗng. Lúc tất cả thức ăn dã ra khỏi, các thành dạ dày gần như chạm nhau. Tuy nhiên, lúc nào cũng có một khoang nhỏ gồm chủ yếu là dịch dạ dày được để lại. Ở một mức độ nào đó, dạ dày luôn luôn đầy ngay cả khi nó không chứa thức ăn.
Sự nhào trộn thức ăn chủ yếu diễn ra ở phần giữa và phần dưới dạ dày (vùng môn vị). Ngay sau khi ăn, các cơ chung quanh phần giữa và phẳn dưới của dạ dày bắt đầu các hoạt động co bóp đểu đặn, gọi là nhu động dạ dày. Hoạt động này nhào bóp thức ăn từ phần giữa của dạ dày, nó được tiêu hoá một phần và trở thành một chất nhão sệt.
Thức ăn nằm lại trong dạ dày bao lâu là tuỳ thuộc vào loại và trạng thái của thức ăn. Ở một mức độ nào đó, nó còn tuỳ thuộc vào hình dạng dạ dày của bạn. Các loại thức ăn lỏng đi qua dạ dày quá nhanh. Một sổ thức ăn đặc chỉ cần mất một hoặc hai giờ. Nhưng hắu hết các loại thức ăn đểu ở lại dạ dày từ ba đến 5 giờ, trong suốt thời gian đó, sự tiêu hoá vẫn tiếp diễn.
Nếu dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng quá lâu gây đầy bụng thậm chí trào ngược lên gây hiện tượng ợ chua, ợ hơi,…. Cụ thể hơn chúng ta hãy tìm hiểu phần tiếp theo để biết những ảnh hưởng của bệnh dạ dày với sức khỏe.
Phần 2: Ảnh hưởng của bệnh dạ dày nếu mắc phải
Bạn đã từng nghe rất nhiều đến các căn bệnh liên quan đến dạ dày, nhưng chắc chắn chúng sẽ hoàn toàn không nằm trong vùng bận tâm nếu bạn hoặc người nhà không mắc phải.
Nhưng đừng quên, bệnh dạ dày rất âm thầm. Nếu cảm thấy các triệu chứng rõ rệt thì bệnh đã trong giai đoạn phát triển mạnh. Ảnh hưởng của bệnh dạ dày lúc này không hề nhỏ, chúng chiếm đi sức khỏe, thời gian, tiền bạc… của bạn nhanh chóng.
Nếu phát hiện sớm hoặc quan tâm đến sức khỏe, bệnh dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh và an toàn với bạn. Nhưng nếu nhỡ đang bị bệnh, bạn không nên bi quan mà hãy đi tìm phương thuốc phù hợp.
Ảnh hưởng của bệnh dạ dày với con người rất khủng khiếp. Như đã nói phần trên, xung quanh bạn có tới 70% người mắc bệnh nên bạn có thể hỏi cảm giác khi mắc, nó thật sự rất khói chịu. Và biểu hiện của mỗi bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau.
Phần dưới sẽ nói rõ hơn về từng bệnh dạ dày cụ thể và ảnh hưởng của nó với đời sống con người. Hãy đọc tiếp nhé!
Phần 3: Nguyên nhân của bệnh dạ dày
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày,mỗi bệnh có đặc điểm và nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh đều xuất phát từ:
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
Vi khuẩn HP được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày. Khi dạ dày nhiễm khuẩn HP, đồng nghĩa với việc chúng đang tấn công vào niêm mạc và tiết ra chất phá hủy tế bào khiến niêm mạc teo lại, tiết acid dịch vị kém hơn bình thường gây nên các vấn đề như: loét dạ dày, thủng dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.

Vi khuẩn HP rất nguy hiểm và dễ lây truyền, chúng có thể lây nhiễm từ người này qua người khác theo các con đường:
- Thực phẩm không đảm bảo, vi khuẩn HP sống ngoài môi trường và hấp thu vào cơ thể người qua đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh như rau sống, đồ ăn chưa chín, uống nước lã…
- Sinh hoạt chung với người bị nhiễm HP như ăn uống, hôn nhau,… Những thành viên trong gia đình rất dễ lây bệnh cho nhau nếu không chú trọng vệ sinh.
- Nguồn nước ô nhiễm, không uống nước sôi . Vi khuẩn HP có thể sống ở ao hồ, sông suối..
Uống rượu, bia, hút thuốc
Nước ta là nước có số người sử dụng bia, rượu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Từ các thành phố đô thị hay nông thôn việc sử dụng bia rượu đã như một thói quen khó bỏ của nhiều người, thậm chí có rất nhiều nghiện rượu. Số người mắc bệnh đau dạ dày theo đó cũng tăng lên vì theo nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy bia rượu là một trong những nguyên nhân bị đau dạ dày thường gặp hiện nay.
Theo chuyên gia giải thích thì rượu, bia có chứa nồng độ cồn cao, chất này sau khi lên men chuyển hóa thành acetate gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và khiến bào mòn dạ dày gây viêm loét gây suy giảm chức năng hấp thu các chất của dạ dày đồng thời hình thành nên các bệnh đau dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm sung huyết….
Chưa kể chất này cũng gây độc, phá hủy tế bào gan có thể hình thành nên các bệnh về gan. Chính vì vậy mà việc hạn chế sử dụng bia rượu chính là biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày cũng như các bệnh khác một cách hữu hiệu nhất mà bạn nên làm.
Hút thuốc lá không chỉ gây hại tới phổi mà đây cũng được xem là nguyên nhân điển hình gây bệnh đau dạ dày. Sự nguy hiểm của thuốc lá đối với dạ dày là do trong thuốc lá có chứa Nicotine một chất có khả năng thúc đẩy tăng bài tiết acid dạ dày và pepsin của cơ thể, chính những tác nhân này khiến cho dạ dày bị bào mòn nhanh hơn.
Bên cạnh đó chất này còn có khả năng cản trở việc hồi phục tổn thương của niêm mạc tế bào, hợp chất Prostaglandin có vai trò hồi phục tổn thương tế bào nhưng trường hợp dùng thuốc lá đã khiến ức chế khiến cơ thể không tiết ra được chất này khiến cho dạ dày bị tổn thương gây viêm loét.

Chế độ ăn uống không hợp lý
Đây là thói quen rất phổ biến ở giới trẻ, ăn uống không hợp lý và không đúng giờ tạo áp lực cho dạ dày, gia tăng bệnh liên tục. Những thói quen không tốt điển hình:
- Ăn trước khi ngủ: Thói quen này sẽ làm cho thức ăn chưa được phân hủy hết ứ đọng tại dạ dày gây lên men sinh ra các loại khí độc có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh:Thực phẩm ô thiu, thực phẩm sống nhiễm khuẩn, nhiễm sán, vi nấm…
- Ăn quá nhanh, quá no: Tình trạng này làm cho dạ dày không bài tiết kịp acid để tiêu hóa thức ăn gây nên các chứng chướng bụng đầy hơi và nếu kéo dài lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị phá hủy.
- Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Việc sử dụng thực phẩm có tính chất quá nóng hoặc có lạnh sẽ làm kích ứng niêm mạc dạ dày khiến cho việc co bóp tuần hoàn máu tại dạ dày bị ảnh hưởng dễ bị viêm nhiễm.
- Vừa ăn vừa làm việc: Sẽ làm cho lượng máu lên não nhiều hơn xuống dạ dày khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn dễ gây viêm loét.
Sử dụng thuốc Tây không hợp lý
Sử dụng thuốc tây cũng là một trong những lý do gây đau dạ dày, khuyến cáo này đã được phổ biến là do một số loại thuốc dùng điều trị bệnh có khả năng ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, làm mất cân bằng yếu tố tại dạ dày gây bệnh đau dạ dày.
Ví dụ một số thuốc hay gặp như:
Thuốc kháng sinh: Lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có lợi trong dạ dày, chính vì vậy mà dạ dày cũng dễ bị tấn công bởi các yếu tố xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn HP.
Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng phụ làm giảm lượng chất nhày bảo vệ dạ dày nên dễ làm tổn thương và gây xuất huyết dạ dày…
Vì nguy cơ bị đau dạ dày do dùng thuốc tây y thường xuyên là khá cao nên khi áp dụng thuốc trị bệnh thì người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ , tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc dẫn tới những nguy hiểm có thể xảy ra ở dạ dày.

Tâm lý căng thẳng
Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc co bóp của dạ dày, việc căng thẳng stress quá mức, thường xuyên thức khuya khiến tâm lý bất ổn làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày. Lúc này acid dịch vị tại dạ dày tiết ra nhiều làm mất cân bằng độ ph và gia tăng khả năng bào mòn niêm mạc, đó cũng là lý do tại sao bạn bị đau dạ dày.
Phần 4: Các căn bệnh dạ dày phổ biến và triệu chứng nhận biết
Đau dạ dày
Là căn bệnh khá phổ biến nhất trong các bệnh về dạ dày và chiếm khoảng 65% dân số trên toàn thế giới. Bệnh thường biểu hiện ở rất nhiều đối tượng khác nhau, nhất là đối với những người có chế độ ăn uống không hợp lý, những người thường xuyên bận rộn, người tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Ngoài ra, bệnh cũng được phát hiện nhiều ở các đối tượng thường xuyên sử dụng thức ăn cay, nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, người hút thuốc, uống bia rượu nhiều,…. Và đây cũng được xem là những nguyên nhân tiêu biểu hình thành nên căn bệnh đau dạ dày ở nhiều đối tượng.
Những triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường gặp nhất như là ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị,… Cơn đau thường biểu hiện rất dai dẳng, thường xuất hiện ngay khi đói hoặc thậm chí là sau khi ăn no. Bệnh đau dạ dày có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết, loét sâu do acid và pepsin kích thích được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là căn bệnh cũng khá phổ biến và thường gặp phải ở những người có tiền sử mắc bệnh về dạ dày. Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì loét dạ dày, tá tràng được biểu hiện qua các triệu chứng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương lớn với kích thước >=0.5cm.
Ở những vị trí viêm loét khác nhau mà bệnh sẽ được chẩn đoán và xác định với nhiều tên gọi khác như viêm dạ dày, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng, viêm tâm vị,… Bệnh thường được xác định bởi nhiều nguyên nhân cụ thể như nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng quá nhiều bia rượu, do tác dụng phụ của các loại thuốc tây, mệt mỏi, căng thẳng, chế độ ăn uống và sinh hoạt bất thường,…
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu bởi các biểu hiện như đau từng cơ đột ngột, đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, nóng rát, chán ăn, người xanh xao, buồn nôn, đại tiện có mùi khó chịu, phân màu đen,… Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày, nên hãy thăm khám để được xác định bệnh chính xác.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, tính cho đến thời điểm này thì có khoảng 14 triệu người đang có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Thống kê này cũng đã chỉ ra căn bệnh này khá phổ biến ở vùng nông thôn do chất lượng đời sống chưa cao. Thực chất mà nói trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, nhũ chấp, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây khó chịu.
Khi gặp phải những triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh thường xuyên có biểu hiện tức ngực, buồn nôn, ợ chua và làm nóng rát thực quản. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như khó nuốt, mắc nghẹn, nhạt miệng,… Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như xét cho cùng thì trào ngược dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)
Xuất huyết dạ dày là một kiểu biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian dài không được khắc phục và điều trị. Mà nguyên nhân trực tiếp là do các tác nhân thường được khuyến cáo như sử dụng bia rượu trong thời gian dài, ăn nhiều thức ăn cay nóng, người thường xuyên căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Đây là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều.
Bệnh xuất huyết dạ dày được biểu hiện bằng những triệu chứng như đau dữ dội vùng thượng vị, toát mồ hôi, bụng cứng, mặt xanh xao, nôn và đại tiện có máu, phân màu đen,… Khi gặp phải những biểu hiện trên, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm hang vị dạ dày
Dạ dày được chia thành nhiều ngăn bắt đầu từ tâm vị, phình vị, bờ cong lớn, thân vị, bờ cong nhỏ sau đó mới đến hang vị và đơn vị cuối cùng chính là môn vị. Như vậy, có thể nói viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc dạ dày không tiết axit ở vị trí gần cuối dạ dày, trước phần môn vị. Viêm hang vị dạ dày thường được biểu hiện bằng những cơn đau rõ ràng ở trên rốn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau sẽ biểu hiện dữ dội hay âm ỉ trong thời gian dài.

Hiện nay, căn bệnh viêm hang vị dạ dày thường được bắt gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn ở độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây đã phần nào cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị viêm hang vị dạ dày đang có xu hướng gia tăng, thậm chí ở trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Các triệu chứng viêm hang vị thường bắt nguồn từ các phần tế bào thuộc hang vị bị các tác nhân bên ngoài tác động và làm tổn thương. Nếu không được thăm khám và chữa trị bệnh kịp thời bệnh có thể phát triển thành một số biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn là gây ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Thông thường, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) thường gặp phải ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp phải môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhầy để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.
Sở dĩ, căn bệnh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày được mệnh danh là “kẻ lây lan không tiếng động” là bởi bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Thông thường, để phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày các bệnh nhân thường được chỉ định xét nghiệm. Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy, có khoảng 10% dân số nhiễm virus Hp và chỉ có khoảng 3% tỷ lệ người bệnh có biểu hiện bệnh biến chứng sang ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nghiêm trọng nhất trong số các bệnh được kể trên. Các triệu chứng ung thư dạ dày thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và gây khó khăn trong việc nhận biết cũng như chẩn đoán ban đầu. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ung thư dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, khi có những triệu chứng sau thì nên nhanh chóng đến bệnh viện và thăm khám ngay: bụng luôn căng cứng, ăn uống không tiêu, có triệu chứng u trước ngực, người sụt cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân, chán ăn, đường tiêu hóa không tốt,…

Phần 5: Cách phòng ngừa bệnh dạ dày
Ăn uống từ tốn, nhai kỹ trước khi nuốt: Dân văn phòng thường chạy đua với thời gian để kịp thời hạn hoàn thành công việc nên có thói quen ăn vội, ăn cho xong bữa. Thậm chí có người ăn xong còn không nhớ mình vừa ăn gì vì ăn quá nhanh. Đó là một nguyên nhân khiến dạ dày làm việc quá sức, gây đau. Chính vì thế, hãy chú ý cách ăn uống sao cho khoa học, nhai kỹ trước khi nuốt và đừng ăn quá vội vàng.
Không vận động ngay sau khi ăn no, cũng không nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Nếu như có thể, hãy vận động nhẹ nhàng trước khi ăn để sau đó thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Còn ngay sau khi ăn tốt nhất hãy ngồi nghỉ khoảng 5-10 phút trước khi đứng dậy, nói như ông bà dạy đó là: “Đợi thức ăn trôi xuống hết đã rồi tính”.
Ăn đủ bữa, đúng giờ: Đừng bỏ bữa sáng vì bữa sáng rất quan trọng. Dù chỉ là lót dạ đi chăng nữa thì sau một đêm ngủ, ăn sáng sẽ giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, hạn chế viêm loét dạ dày và đau bụng đầy hơi. Ngoài việc đảm bảo 3 bữa chính mỗi ngày, hãy lưu ý tới thời gian các bữa ăn sao cho khoảng cách giữa các bữa là 5-6 tiếng. Đó là thời gian để đảm bảo thức ăn cũ đã được tiêu hóa hoàn toàn.
Không nên ăn quá nhiều, quá no: Đặc biệt là không nên “nhét” quá nhiều đồ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhiều người có thói quen ăn đêm bằng đồ ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên v.v.. Tuy nhiên, việc ăn thức ăn khó tiêu trước khi đi ngủ rất có hại cho dạ dày. Khi cả cơ thể nghỉ ngơi thì dạ dày “thức” tiêu hóa thức ăn cả đêm. Nếu cảm thấy đói trước khi lên giường, hãy lựa chọn một ly sữa nhỏ và ấm để ru giấc ngủ ngon hơn.
Ăn canh hoặc uống nước sau khi ăn là thói quen tốt: Việc ăn thêm một ít canh hoặc uống nước sau khi ăn giúp hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Không những vậy còn giúp làm sạch khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột.
Thức ăn cần lành mạnh, hạn chế đồ ăn cay, cứng: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng là cần thiết đối với tất cả mọi người. Dân văn phòng muốn tránh đau dạ dày càng cần phải chú ý tới ăn uống sao cho khoa học và hợp lý. Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng có thể gây viêm loét dạ dày->do đó cần hạn chế. Ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán với dầu mỡ dư thừa có thể gây mất cân bằng dịch dạ dày, khiến dạ dày khó tiêu hóa thức ăn hơn. Thay vì đồ ăn khó tiêu, hãy chọn những thức ăn mềm, giàu chất xơ và tinh bột. Đặc biệt khi xuất hiện những cơn đau dạ dày, chúng ta có thể ăn vài miếng bánh mì, tinh bột trong bánh mì hay các món làm từ gạo sẽ giúp làm cơn đau dạ dày dịu đi. Người bị loét dạ dày nên chăm chỉ uống sữa. Tránh đồ ăn cứng như các loại quả khô, quả hạch.

Hạn chế bia rượu và chất kích thích: Chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà.. thường làm tăng axit trong dạ dày. Những người hay uống rượu bia và nhậu nhẹt thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cao hơn hẳn những người khác.
Không vừa ăn vừa làm việc khác như vừa ăn vừa xem báo, xem ti vi, lướt facebook v.v.., vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tiết men tiêu hóa và khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ khiến dạ dày bị bệnh.
Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, chèn ép trọng lượng lên hệ tiêu hóa. Khiến cho dạ dày co bóp kém, gây đau và nhiều bệnh khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa v.v..
Tránh căng thẳng thần kinh và stress kéo dài: Tinh thần mệt mỏi khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, dạ dày giảm tiết dịch nhầy, phá hỏng bức tường bảo vệ của thành dạ dày, máu cung cấp cho thành dạ dày không đủ, dễ gây ra viêm, loét.
Phần 6: Các phương pháp chữa bệnh dạ dày
Chữa bệnh dạ dày bằng Tây Y
Không chỉ đối với bệnh dạ dày mà hầu hết khi bị căn bệnh khởi phát nào, người bệnh luôn tìm đến thuốc Tây đầu tiên. Theo PGS->TS Nguyễn Thị Vân, thuốc Tây được đa số bệnh nhân chọn lựa do nó nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình. Hơn nữa khi sử dụng các loại thuốc tây để chữa trị chứng đau dạ dày như thuốc trung hòa axit, nhóm thuốc tạo màng ngăn thực quản… khi uống vào, các thành phần của thuốc này phát huy tác dụng, do đó triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản giảm đi nhanh chóng. Cũng chính vì thế mà liệu trình điều trị của bệnh nhân được rút ngắn.

Nhược điểm:
Mặc dù sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng, tuy nhiên nó cũng không phải là biện pháp tốt tuyệt đối. Có những nhược điểm mà khi sử dụng chúng ta phải lưu ý:
- Hầu hết các loại thuốc Tây y hiện nay đều hoạt động theo cơ chế ức chế niêm mạc dạ dày tiết axit, do đó gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn. Khi uống thuốc, mặc dù làm giảm chứng trào ngược axit nhưng lại thường bị đầy bụng, dẫn đến chán ăn.
- Khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc sẽ tạo ra những hàng rào bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân gây hại nhưng lại gây ra tác dụng phụ như bị táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa nhẹ.
- Khi sử dụng nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột, thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột non một cách nhanh chóng, các chứng đầy bụng, chướng bụng sẽ không còn và tránh được tình trạng trào ngược. Tuy nhiên nó lại gây ra cảm giác buồn ngủ, rối loạn ngoại tháp.
- Sử dụng thuốc Tây sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan khác, ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người
Chữa bệnh dạ dày bằng thuốc Đông Y
Ưu điểm lớn nhất của các bài thuốc Đông y là các nguyên liệu được sử dụng hoàn toàn là nguyên liệu thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Cách chữa dạ dày bằng Đông y không chỉ điều trị các tổn thương ở dạ dày mà còn nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi phần nào chức năng của các cơ quan khác.
Theo quan điểm của y học phương Đông, cơ thể con người là một thể thống nhất, điều trị bệnh là phải đi sâu điều trị từ căn nguyên, kết hợp với phục hồi toàn thân, bồi bổ cơ thể. Vì vậy, chữa dạ dày bằng Đông y giúp nâng cao sức lực của toàn thân đồng thời có tác dụng lâu dài.
An Vị Hoàn chính là bài thuốc chữa trị bệnh dạ dày được yêu thích nhất hiện nay. An Vị Hoàn chữa trị bệnh dựa trên gốc bệnh, nó tác động giải quyết các vấn để tỳ vị, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ và phát triển các khuẩn có lợi trong đường ruột, khôi phục niêm mạc ruột, làm giảm các triệu chứng bụng đau căng trướng, rối loại tiêu hoá, đi ngoài, sút cân, ăn không tiêu…
An Vị Hoàn là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược quý hiếm như: Bạch Linh, Hoàng Đằng, Đẳng Sâm, Chi Xác, Lá Khôi…. Giúp người bệnh chữa trị bệnh đơn giản, nhanh chóng và khỏi bệnh 100%.